Cá nhân nhận chăm sóc thay thế phải hơn trẻ em tối thiểu bao nhiêu tuổi theo quy định của pháp luật?
- Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu nào theo quy định của pháp luật?
- Cá nhân nhận chăm sóc thay thế phải hơn trẻ em tối thiểu bao nhiêu tuổi theo quy định của pháp luật?
- Người nhận chăm sóc thay thế có được quyền được nhận tiền hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân hay không?
Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại Điều 63 Luật Trẻ em 2016 về điều kiện chăm sóc thay thế cụ thể như sau:
Điều kiện chăm sóc thay thế
1. Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 60 của Luật này và đáp ứng các Điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 của Luật này;
b) Việc cho, nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em còn cả cha và mẹ hoặc chỉ còn cha hoặc mẹ nhưng không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ, cha hoặc mẹ, trừ trường hợp trẻ em được áp dụng biện pháp can thiệp bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 50, Khoản 3 Điều 52 của Luật này hoặc khi cha, mẹ bị hạn chế quyền của cha, mẹ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Theo đó, việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 60 Luật Trẻ em 2016, cụ thể như sau:
- Phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em.
- Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em.
- Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em.
- Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau.
- Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ Điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Cá nhân nhận chăm sóc thay thế phải hơn trẻ em tối thiểu bao nhiêu tuổi theo quy định của pháp luật?
Cá nhân nhận chăm sóc thay thế phải hơn trẻ em tối thiểu bao nhiêu tuổi theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 2 Điều 63 Luật Trẻ em 2016 về điều kiện chăm sóc thay thế cụ thể như sau:
Điều kiện chăm sóc thay thế
…
2. Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các Điều kiện sau đây:
a) Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
b) Có chỗ ở và Điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
c) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
d) Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.
3. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân hỗ trợ về tinh thần và vật chất để trợ giúp chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Như vậy, cá nhân không phải là người thân thích khi nhận chăm sóc thay thế phải hơn trẻ em trẻ em từ 20 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật.
Người nhận chăm sóc thay thế có được quyền được nhận tiền hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân hay không?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 64 Luật Trẻ em 2016 về Trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế cụ thể như sau:
Trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế
1. Người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm sau đây:
…
2. Người nhận chăm sóc thay thế có quyền sau đây:
a) Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn;
b) Được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để thực hiện việc chăm sóc thay thế.
Như vậy, người nhận chăm sóc thay thế có quyền được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để thực hiện việc chăm sóc thay thế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?