Cá nhân không được làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông trong trường hợp nào?
- Trường hợp nào cá nhân không được làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông?
- Tổ chức tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
- Ai có quyền xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ?
Trường hợp nào cá nhân không được làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Trường hợp nào cá nhân không được làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Yêu cầu đối với tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
...
2. Cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây không đủ điều kiện làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
a) Đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ vẫn đang làm chủ nhiệm từ hai (02) nhiệm vụ khoa học và công nghệ trở lên (nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp);
b) Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm có kết luận của hội đồng đánh giá nghiệm thu;
c) Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây không đủ điều kiện làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
- Đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ vẫn đang làm chủ nhiệm từ hai (02) nhiệm vụ khoa học và công nghệ trở lên (nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp);
- Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Thông tin và Truyền thông được đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm có kết luận của hội đồng đánh giá nghiệm thu;
- Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Tổ chức tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Theo Điều 12 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định tổ chức tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Thông tin và Truyền thông chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Mẫu PL4-ĐĐKNV ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT;
- Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Mẫu PL5-LLKHTC ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT;
- Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Mẫu PL6-TMNV ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT;
- Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các cá nhân đăng ký tham gia nghiên cứu chính nhiệm vụ khoa học và công nghệ, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo Mẫu PL7-LLKHCN ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT;
- Văn bản xác nhận về sự đồng ý của tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Mẫu PL8-XNPHNC ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT;
- Văn bản chứng minh năng lực huy động vốn từ nguồn khác (nếu có).
Lưu ý:
- Hồ sơ phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài các thông tin: tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, danh sách tài liệu, văn bản có trong hồ sơ.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6909:2001, cỡ chữ 14 và 01 bản điện tử của hồ sơ ghi trên đĩa quang (dạng .doc hoặc .docx, không đặt mật khẩu).
- Hồ sơ phải nộp đúng hạn theo thông báo tuyển chọn, ngày nhận hồ sơ được tính là ngày ghi của dấu bưu chính (trường hợp gửi qua đường bưu chính) hoặc dấu đến của Vụ Khoa học và Công nghệ (trường hợp gửi trực tiếp). Khi chưa hết thời hạn nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn có quyền rút hồ sơ, thay hồ sơ mới, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ. Mọi bổ sung và sửa đổi phải nộp trong thời hạn quy định và là bộ phận cấu thành của hồ sơ.
Ai có quyền xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ?
Theo Điều 13 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Mở và kiểm tra xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Vụ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc mở, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ với sự tham dự của đại diện các bên liên quan (nếu cần).
2. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ được chuẩn bị theo đúng các biểu mẫu và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
3. Kết quả mở hồ sơ được ghi thành biên bản theo mẫu (PL9-BBMHS).
Theo đó, căn cứ trên quy định thì Vụ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc mở, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ với sự tham dự của đại diện các bên liên quan (nếu cần).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?