Cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm thì bị xử phạt hành chính như nào?
- Cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm thì bị xử phạt hành chính như nào?
- Chánh Thanh tra Sở Công Thương có quyền xử phạt cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm hay không?
- Thời hiệu xử phạt cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm là bao nhiêu lâu?
Cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm thì bị xử phạt hành chính như nào?
Cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép theo quy định
...
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kW đến dưới 5.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.
...
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Và căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm thì bị xử phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Cá nhân không có giấy phép sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất thì bị xử phạt hành chính như nào?(Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Sở Công Thương có quyền xử phạt cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm hay không?
Chánh Thanh tra Sở Công Thương có quyền xử phạt cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm hay không phải căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành công thương, thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
...
2. Chánh Thanh tra Sở Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Giám đốc Sở Công Thương, Chánh Thanh tra Sở Công Thương ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Thủy lợi; Chi cục trưởng Chi cục chuyên ngành về thủy lợi, đê điều; Trưởng đoàn thanh tra của Chi cục chuyên ngành về thủy lợi, đê điều có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 38 Nghị định này.
...
Và căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
...
2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66, 67 và Điều 68 Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Như vậy, Chánh Thanh tra Sở Công Thương không có thẩm quyền xử phạt cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm.
Thời hiệu xử phạt cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm là bao nhiêu lâu?
Thời hiệu xử phạt cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm là bao nhiêu lâu phải căn cứ quy định tại Điều 5a Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được bổ sung với khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm đã kết thúc, các hành vi vi phạm đang thực hiện trong lĩnh vực tài nguyên nước
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 02 năm.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?