Cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp thì sẽ dùng tiền mặt hay chuyển khoản? Doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp thì có được dùng tiền mặt không?
- Cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp thì sẽ dùng tiền mặt hay chuyển khoản? Doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp thì có được dùng tiền mặt không?
- Doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp bằng tiền mặt thì bị xử phạt như thế nào?
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thanh toán bằng tiền mặt?
Cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp thì sẽ dùng tiền mặt hay chuyển khoản? Doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp thì có được dùng tiền mặt không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác như sau:
Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt trong chuyển góp vốn vay, mua bán, chuyển nhượng vốn góp giữa các doanh nghiệp.
Đối với các giao dịch cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp, cá nhân cho doanh nghiệp vay hoặc doanh nghiệp cho cá nhân vay không bắt buộc phải chuyển khoản.
Tải về Mẫu hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp mới nhất 2023: Tại Đây
Chuyển nhượng vốn góp (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp bằng tiền mặt thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 8, điểm a, điểm b khoản 10 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm e, điểm g khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động thanh toán như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
...
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt;
b) Thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán mà không phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
...
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này;
b) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, d khoản 6, điểm c khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều này
...
Như vậy, nếu doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp bằng tiền mặt thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng (mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần so với cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88).
Đồng thời, doanh nghiệp này còn bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và không được cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thanh toán bằng tiền mặt?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 34 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng
1. Thanh tra viên ngân hàng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng
....
2. Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
...
3. Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
...
4. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, do hành vi vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng nên thẩm quyền xử phạt hành vi này sẽ thuộc về Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?