Cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ gì? Ngày bao nhiêu phải báo cáo tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất đã thực hiện?
Cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ gì?
Theo Điều 33 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về các yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất như sau:
Các yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ:
a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình khoan nước dưới đất;
b) Không gây sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
c) Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
2. Tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan và các quy định về bảo vệ nước dưới đất; bảo đảm người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải có mặt tại hiện trường để chỉ đạo trong thời gian thi công khoan và lắp đặt giếng khoan; trường hợp gây sụt lún đất hoặc gây sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống nhân dân trong khu vực thi công công trình thì phải ngừng ngay việc thi công và xử lý, khắc phục kịp thời, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về người và tài sản do sự cố gây ra, báo cáo ngay tới chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình và cơ quan cấp phép.
Như vậy, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ:
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình khoan nước dưới đất;
- Không gây sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
- Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
Cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ gì? Ngày bao nhiêu phải báo cáo tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất đã thực hiện? (hình từ internet)
Ngày bao nhiêu phải báo cáo tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất đã thực hiện?
Theo Điều 33 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về các yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất như sau:
Các yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất
…
3. Thông báo bằng văn bản về vị trí, quy mô công trình khoan nước dưới đất và thời gian dự kiến thi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình chậm nhất là 9 ngày trước khi thi công.
4. Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc thi công cập nhật thông tin, số liệu về cấu trúc địa chất, địa tầng tại các vị trí khoan vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
5. Thông báo bằng văn bản chậm nhất là 30 ngày cho cơ quan cấp phép khi có sự thay đổi về người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật. Đồng thời, kèm theo giấy tờ chứng minh năng lực của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
6. Hằng năm, trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo, tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất đã thực hiện theo Mẫu 56 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này báo cáo cơ quan cấp phép.
Như vậy, hằng năm, trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo, cá nhân phải tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất đã thực hiện báo cáo cơ quan cấp phép.
Hồ sơ đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất bao gồm những loại giấy tờ nào?
Theo Điều 34 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất như sau:
Cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép;
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động giữa tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật;
c) Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép;
d) Mẫu đơn, bản khai kinh nghiệm chuyên môn của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật được lập theo Mẫu 49 và Mẫu 52 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động giữa tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật;
- Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép;
- Mẫu đơn, bản khai kinh nghiệm chuyên môn của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật
TẢI VỀ Mẫu 49 - Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
TẢI VỀ Mẫu 52 - Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?