Cá nhân có được vay vốn từ tổ chức tín dụng để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài không?
- Cá nhân có được vay vốn từ tổ chức tín dụng để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài không?
- Mức cho vay của tổ chức tín dụng đối với cá nhân vay vốn để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài là bao nhiêu?
- Giám sát sử dụng vốn vay của tổ chức tín dụng đối với cá nhân vay vốn được quy định thế nào?
Cá nhân có được vay vốn từ tổ chức tín dụng để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài không?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 36/2018/TT-NHNN về nhu cầu vay vốn đầu tư ra nước ngoài như sau:
Nhu cầu vay vốn đầu tư ra nước ngoài
Tổ chức tín dụng xem xét cho khách hàng vay đối với các nhu cầu sau:
1. Góp vốn điều lệ để thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Góp vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) ở nước ngoài.
3. Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.
4. Nhu cầu vốn để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo hình thức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-NHNN quy định về điều kiện vay vốn như sau:
Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay để đầu tư ra nước ngoài khi khách hàng đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân (bao gồm cả cá nhân là thành viên hoặc người đại diện được ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
3. Có dự án, phương án đầu tư ra nước ngoài được tổ chức tín dụng đánh giá là khả thi và khách hàng có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng.
4. Có 2 năm liên tiếp không phát sinh nợ xấu tính đến thời điểm đề nghị vay vốn.
Theo đó, cá nhân có thể được vay vốn từ tổ chức tín dụng để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài nếu đáp ứng những điều kiện sau:
+ Cá nhân (bao gồm cả cá nhân là thành viên hoặc người đại diện được ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
+ Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép.
Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
+ Có dự án, phương án đầu tư ra nước ngoài được tổ chức tín dụng đánh giá là khả thi và khách hàng có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng.
+ Có 2 năm liên tiếp không phát sinh nợ xấu tính đến thời điểm đề nghị vay vốn.
Vay vốn từ tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Mức cho vay của tổ chức tín dụng đối với cá nhân vay vốn để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 36/2018/TT-NHNN quy định về mức cho vay như sau:
Mức cho vay
1. Mức cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở nhu cầu vay vốn, phương án đầu tư ra nước ngoài, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng.
2. Mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng không vượt quá 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của khách hàng.
Theo quy định trên, mức cho vay của tổ chức tín dụng đối với cá nhân vay vốn để góp vốn thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài do các bên thỏa thuận.
Và việc thỏa thuận này dựa trên cơ sở nhu cầu vay vốn, phương án đầu tư ra nước ngoài, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng.
Lưu ý: mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng không vượt quá 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của khách hàng.
Giám sát sử dụng vốn vay của tổ chức tín dụng đối với cá nhân vay vốn được quy định thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư 36/2018/TT-NHNN quy định về kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay như sau:
Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay
1. Tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng báo cáo kết quả hoạt động và tình hình sử dụng vốn vay hoặc cung cấp các tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay.
3. Khách hàng có trách nhiệm sử dụng vốn vay và trả nợ theo đúng nội dung trong thỏa thuận vay vốn; báo cáo và cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay theo yêu cầu của tổ chức tín dụng.
Như vậy, tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của cá nhân vay vốn theo quy định của pháp luật.
Và tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu cá nhân vay vốn báo cáo kết quả hoạt động và tình hình sử dụng vốn vay hoặc cung cấp các tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?