Cá nhân có được là chủ sở hữu rừng sản xuất hay không? Cá nhân có được trao lại quyền sử dụng rừng sản xuất cho người thừa kế không?
Rừng sản xuất là gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chí rừng sản xuất:
“Điều 8. Tiêu chí rừng sản xuất
Rừng đạt tiêu chí về rừng tự nhiên, rừng trồng theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Nghị định này, nhưng không thuộc tiêu chí rừng đặc dụng, rừng phòng hộ quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này.”
Theo đó không có định nghĩa chính xác về rừng sản xuất nhưng có thể xác định như sau:
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh khi đạt các tiêu chí sau đây:
- Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.
- Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
- Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
+ Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
+ Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
+ Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;
+ Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.
Rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng lại sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác, rừng trồng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng tái sinh sau khai thác khi đạt các tiêu chí sau đây:
- Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên.
- Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
- Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
+ Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
+ Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
+ Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.
Cá nhân có được là chủ sở hữu rừng sản xuất hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân có được là chủ sở hữu rừng sản xuất hay không?
Căn cứ khoản 8 Điều 2 Luật lâm nghiệp 2017 quy định:
"Điều 2: Giải thích từ ngữ
...
9. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:
"Điều 16. Giao rừng
…
3. Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.”
Từ những căn cứ trên thì cá nhân có thể là chủ sở hữu của rừng sản xuất.
Cá nhân có trao lại quyền sử dụng rừng sản xuất cho người thừa kế được không?
Căn cứ Điều 82 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất:
“Điều 82. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất
1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, được khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 58 của Luật này và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước;
c) Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, được khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 59 của Luật này; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng trồng do chủ rừng đầu tư;
d) Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất có nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này.”
Như vậy đối chiếu với quy định trên thì cá nhân được quyền trao lại quyền sử dụng rừng sản xuất cho người thừa kế theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?