Cá nhân chỉ có đăng ký tạm trú thì có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình được không? Tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì hàng tháng phải đóng chi phí bảo hiểm là bao nhiêu?
Cá nhân chỉ có đăng ký tạm trú thì có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình được không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về việc tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
"Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế."
Theo đó, nếu cá nhân có tên trong sổ tạm trú và không thuộc các đối tượng tại Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu trên thì có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Bạn đã có đăng ký tạm trú tại nơi trọ của mình thì có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. Tuy nhiên khi đăng ký cần đăng ký bằng địa chỉ nơi bạn tạm trú nên bạn cần xin phép chủ trọ trước để tránh các vấn đề phát sinh.
Cá nhân chỉ có đăng ký tạm trú thì có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình được không? (Hình từ Internet)
Tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì hàng tháng phải đóng chi phí bảo hiểm là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
"Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính."
Dẫn chiếu Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:
"Điều 3. Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước."
Như vậy, khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì người tham gia phải đóng chi phí tham gia bảo hiểm bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Vậy mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình hàng tháng bạn phải đóng là 67.050 đồng.
Phương thức đóng bảo hiểm y tế đối với người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về phương thức đóng bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 9. Phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng
...
7. Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định này: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nộp tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
..."
Theo đó, định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nộp tiền đóng bảo hiểm y tế cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?