Buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh thì bị xử phạt như thế nào? Phải khắc phục hậu quả như thế nào?
- Buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh có bị đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm hay không?
- Buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh phải khắc phục hậu quả như thế nào?
Buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh bị xử phạt hành chính như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP về các hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm
...
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
...
Theo quy định trên, trong trường hợp buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đây là mức phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trong trường hợp chủ thể của hành vi vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt của cá nhân (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
Bên cạnh đó tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm
...
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Ngoài mức phạt hành chính đối với hành vi buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh có trị giá sản phẩm dưới 10.000.000 đồng, người nào buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh có trị giá sản phẩm từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đây là mức phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trong trường hợp chủ thể của hành vi vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt của cá nhân (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, tổ chức buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh có trị giá sản phẩm từ 10.000.000 đồng trở lên bị phạt hành chính với mức phạt cao nhất là 100.000.000 đồng nhưng vẫn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm.
Đối với cá nhân có hành vi vi phạm trong trường hợp này thù mức phạt sẽ bằng một nửa mức phạt của tổ chức.
Động vật chết do bệnh, dịch bệnh (Hình từ Internet)
Buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh có bị đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm hay không?
Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, hành vi buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh có thể bị đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm trong các trường hợp sau:
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
Buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh phải khắc phục hậu quả như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân buôn bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh phải khắc phụ hậu quả như sau:
- Buộc phải tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm từ nguồn động vật chết do bệnh, dịch bệnh quy định tại Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
- Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/NTTH/kiem-tra-ve-sinh-an-toan-thuc-pham.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NHPT/thuc-pham-ve-sinh.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NHPT/san-xuat-thuc-pham-tuoi-song.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/271224/gia-do-hoa-chat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/051224/su-co-ve-an-toan-thuc-pham.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/131104/vi-pham-phap-luat-ve-an-toan-thuc-pham.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/131104/dieu-kien-bao-dam-an-toan-thuc-pham-la-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/5/18/HH/An-toan-thuc-pham-2.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/5/18/HH/An-toan-thuc-pham.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/Ng%E1%BB%8Dc%20Huy%E1%BB%81n/AN-TOAN-THUC-PHAM.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NPDT/301024/mien-kiem-tra-nha-nuoc-thuc-pham-nhap-khau.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2? Viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2?
- Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu theo Quyết định 922 thuộc Bộ Nội vụ thực hiện ra sao?
- Mẫu danh sách, kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi cho CBCC cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2025?
- Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt?
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá với tần suất thế nào? Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn?