Bước tiến hành điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi thì người bệnh gây tê hay là gây mê? Sau khi điều trị xong đối với bệnh nhân nhẹ thì theo dõi như thế nào?

Cho hỏi bước tiến hành điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi thì người bệnh gây tê hay là gây mê? Bên cạnh đó sau khi điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi xong đối với bệnh nhân nhẹ thì theo dõi như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Thông đến từ Long An.

Bước tiến hành điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi thì người bệnh gây tê hay là gây mê?

Điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 35 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY THÂN XƯƠNG ĐÙI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Nắn chỉnh ổ gẫy
- Tư thế người bệnh: Nằm ngửa trên bàn chỉnh hình.
- Gây mê, tốt nhất có giãn cơ.
- Trước hết kéo thẳng trục sửa di lệch chồng, kéo từ từ cho đến khi lấy đủ chiều dài so với chân lành (thường kéo dài hơn một chút). Tiếp theo người nắn chính sẽ căn cứ hình ảnh trên phim XQ mà nắn chỉnh các di lệch theo thứ tự: di lệch sang bên, di lệch gấp góc. Sau đó xoay dựng thẳng bàn chân để cố định tư thế bó bột.
2. Bất động
2.1. Với gẫy 1/3 dưới: bó bột Chậu - lưng - chân. Bó bột Chậu - lưng - chân gồm 2 thì:
2.1.1. Thì 1: bó bột Chậu - lưng - đùi: (bó từ khung chậu đến gối).
- Người bệnh được đặt nằm trên bàn như đã mô tả ở trên, hai bàn chân được cố định chặt vào 2 đế giầy của khung kéo. Với người bệnh nam, nhớ vén bìu người bệnh lên để khi kéo nắn bìu không bị kẹt vào ống đối lực.
- Quay vô lăng để căng chỉnh, nắn xương gẫy (như mô tả ở trên). Chân bên lành cũng được căng chỉnh làm đối lực, nhưng lực căng thường giảm hơn bên chân có tổn thương.
- Chỉnh 2 khung đỡ 2 chân cho chân dạng ra và xoay vào rồi cố định khung lại (bằng cờ-lê có sẵn). Quấn giấy vệ sinh hoặc bông lót toàn bộ vùng định bó bột (nên quấn lót rộng rãi hơn phần bó bột).
- Đo chu vi khung chậu và dùng bột khổ lớn nhất (20 cm) để rải 1 đai bột to, rộng (thường rộng từ 20 cm trở lên, tùy hình thể người bệnh), đủ dài để bó vòng quanh khung chậu và bụng. Ngâm bột nhanh, vắt ráo nước, vuốt phẳng đai bột, luồn qua dưới lưng người bệnh. Bên kia, trợ thủ viên đón đầu đai bột. Đưa 2 đầu đai bột gặp nhau và gối lên nhau ở trước giữa bụng. Nên đặt 1 gối mỏng trước bụng, bó xong thì rút bỏ để tránh bột chặt khi người bệnh ăn no.
- Rải tiếp 2 nẹp bột to bản nữa, đủ dài:
+ 1 nẹp đặt từ trước bụng bên tổn thương, gối lên phần đai bột đã đặt trước đó (đai bột vòng quanh khung chậu và bụng). Quấn bắt chéo qua cung đùi ra ngoài, để ra sau đùi, quấn chéo từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong cho hết nẹp bột.
+ 1 nẹp bột nữa tương tự, nhưng quấn chéo và xoáy trôn ốc theo chiều ngược lại với nẹp bột trên. Xuất phát điểm từ sau mào chậu, quấn vòng từ trên xuống dưới, qua mào chậu để từ ngoài vào trong, từ trước ra sau và cuối cùng từ trong ra ngoài cho hết chiều dài của nẹp bột. Mép trên của nẹp bột trùng với cung đùi. Có thể đặt 2 nẹp bột trên không bắt chéo mà song song nhau, cùng chiều nhau, gối nhau 1 ít, đỡ bị cộm.
- Dùng bột rải kiểu Zích-zắc tăng cường vùng trước bẹn. Đến đây coi như xong phần rải và đặt các nẹp bột.
- Quấn bột: dùng bột to bản (cỡ 20 cm) quấn từ trên xuống dưới, đến gối thì dừng lại (có thể bó xuống đến 1/3 dưới cẳng chân), quấn ngược lên trên, quấn lên quấn xuống như vậy đến khi cảm thấy đủ dầy thì được. Nhớ quấn bổ sung cho đai bột ở xung quanh bụng và khung chậu đã được đặt ban đầu. Cũng như các loại bột bó 2 thì khác, chỗ bột nối nhau giữa 2 thì nên bó mỏng dần để khi bó bột thì 2,bột gối lên nhau khỏi bị cộm.
2.1.2. Thì 2:
- Cắt băng cố định cổ bàn chân khỏi đế giày.
- Đưa người bệnh sang bàn nắn thường để bó nốt bột Cẳng - bàn chân (như bó bột Cẳng - bàn chân). Xong rồi thì xoa vuốt, chỉnh trang lần cuối.
- Nếu bó bột Chậu - lưng - chân-đùi, phần bột đùi đối diện được bó đồng thời với bên đùi tổn thương, đặt các nẹp và kỹ thuật bó tương tự như bên đùi tổn thương.
- Lau chùi sạch các ngón chân để dễ theo dõi.
- Bột cấp cứu: vẫn rạch dọc bột từ bẹn trở xuống.
2.2. Với gẫy 1/3 trên và 1/3 giữa: bó bột Chậu - lưng - chân-đùi (nghĩa là bó bột Chậu - lưng - chân bên tổn thương, bó thêm đùi bên lành nữa).
3. Thời gian bất động bột: với người lớn trung bình 12 tuần (với trẻ em, tùy theo tuổi). Sau 1 tuần chụp kiểm tra, nếu có di lệch thứ phát thì nắn lại (như nắn lần đầu), hoặc chuyển mổ kết hợp xương có chuẩn bị. Nếu không di lệch thứ phát, sau 2-3 tuần nữa thay bột, tránh hiện tượng di lệch thêm do lỏng bột (bó bột lần này vì xương đã có can non, không cần thiết phải gây mê).
...

Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi

- Tư thế người bệnh: Nằm ngửa trên bàn chỉnh hình.

- Gây mê, tốt nhất có giãn cơ.

- Trước hết kéo thẳng trục sửa di lệch chồng, kéo từ từ cho đến khi lấy đủ chiều dài so với chân lành (thường kéo dài hơn một chút).

Tiếp theo người nắn chính sẽ căn cứ hình ảnh trên phim XQ mà nắn chỉnh các di lệch theo thứ tự: di lệch sang bên, di lệch gấp góc.

Sau đó xoay dựng thẳng bàn chân để cố định tư thế bó bột.

Như vậy, có thể thấy rằng khi thực hiện điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi này thì cần phải gây mê chứ không gây tê.

Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn (Hình từ Internet)

Sau khi điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi xong đối với bệnh nhân nhẹ thì theo dõi như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 35 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY THÂN XƯƠNG ĐÙI
...
VI. THEO DÕI
- Nhẹ: theo dõi điều trị ngoại trú.
- Nặng, có tổn thương phối hợp, sưng nề: cho vào viện theo dõi điều trị nội trú.

Như vậy, theo quy định trên thì sau khi điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi xong đối với bệnh nhân nhẹ thì thực hiện theo dõi điều trị ngoại trú.

Sau khi điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi nếu bệnh nhân xảy ra tai biến thì sẽ xử lý ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục VII Mục 35 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY THÂN XƯƠNG ĐÙI
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Tai biến mạch máu, thần kinh: rất hiếm gặp. Có thể gặp tổn thương động mạch đùi chung, động mạch đùi nông, động mạch đùi sâu: XỬ TRÍ theo tổn thương.
- Khi người bệnh đau bụng, cần nhanh chóng rạch dọc bột ở phần bụng và rạch dọc bột từ bẹn trở xuống, để tiện cho việc theo dõi, thăm khám và xử trí. Theo dõi, nếu không phải XỬ TRÍ cấp cứu ngoại khoa, sẽ quấn tăng cường để trả lại nguyên trạng của bột sau.
- Bột bó 2 thì, thì 1 bột được bó khi chân được kéo rất căng trên khung, bó xong rồi chân người bệnh được giải phóng sức căng, chân sẽ dồn lên do lực co của cơ, dễ gây chèn ép và mép bột có thể thúc vào bẹn gây đau hoặc loét, nên phải quấn độn lót cho dầy, nhất là vùng bẹn, gối, cổ chân. Bó xong nên sửa mép bột ở bẹn cho rộng rãi.
...

Như vậy, sau khi điều trị bảo tồn gẫy thân xương đùi nếu bệnh nhân xảy ra tai biến thì sẽ xử lý như sau:

- Tai biến mạch máu, thần kinh: rất hiếm gặp.

Có thể gặp tổn thương động mạch đùi chung, động mạch đùi nông, động mạch đùi sâu: XỬ TRÍ theo tổn thương.

- Khi người bệnh đau bụng, cần nhanh chóng rạch dọc bột ở phần bụng và rạch dọc bột từ bẹn trở xuống, để tiện cho việc theo dõi, thăm khám và xử trí.

Theo dõi, nếu không phải XỬ TRÍ cấp cứu ngoại khoa, sẽ quấn tăng cường để trả lại nguyên trạng của bột sau.

- Bột bó 2 thì, thì 1 bột được bó khi chân được kéo rất căng trên khung, bó xong rồi chân người bệnh được giải phóng sức căng, chân sẽ dồn lên do lực co của cơ, dễ gây chèn ép và mép bột có thể thúc vào bẹn gây đau hoặc loét, nên phải quấn độn lót cho dầy, nhất là vùng bẹn, gối, cổ chân. Bó xong nên sửa mép bột ở bẹn cho rộng rãi.

Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nếu xảy ra tai biến của bó bột thì được xử lý như thế nào? Tai biến của bó bột muộn thì sẽ có các biểu hiện ra sao?
Pháp luật
Mức độ nhẹ của tai biến của bó bột là gì? Tai biến của bó bột được phân chia thành bao nhiêu loại theo quy định?
Pháp luật
Người thực hiện bó bột chậu lưng chân sẽ bao gồm những ai? Cần những phương tiện như thế nào để thực hiện thủ thuật?
Pháp luật
Các bước tiến hành bó bột ngực chậu lưng chân ra sao? Bó bột ngực chậu lưng chân xong thì người bệnh có cần theo dõi tiếp tục không?
Pháp luật
Các bước tiến hành bó bột đùi cẳng bàn chân như thế nào? Sau khi bó bột đùi cẳng bàn chân có cần tiếp tục theo dõi bệnh nhân hay không?
Pháp luật
Bó bột yếm là như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? Bó bột yếm được chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ở bước chuẩn bị bó bột yếm thì người bệnh phải được chuẩn bị như thế nào? Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột yếm thì cần phải theo dõi người bệnh ra sao?
Pháp luật
Bột chữ U là gì? Thủ thuật thực hiện bột chữ U sẽ chống chỉ định đối với bệnh nhân trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Bó bột Cravate thì phải thực hiện các bước tiến hành như thế nào? Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột Cravate xảy ra tai biến thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bó bột Desault là gì theo quy định của pháp luật? Bó bột Desault sẽ chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
267 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào