Bù trừ số dư nội bảng là gì? Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi bằng bù trừ số dư nội bảng khi nào?
Bù trừ số dư nội bảng là gì?
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định thì bù trừ số dư nội bảng là việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi theo số dư tiền gửi của chính khách hàng đó tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Bù trừ số dư nội bảng là gì? (Hình từ Internet)
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi bằng bù trừ số dư nội bảng khi nào?
Điều kiện giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bù trừ số dư nội bảng được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:
Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bù trừ số dư nội bảng
...
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi bằng bù trừ số dư nội bảng khi tính Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng nếu có đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có đầy đủ hồ sơ pháp lý về thỏa thuận bù trừ số dư tài sản và nợ phải trả của khách hàng, đối tác bất kể khách hàng, đối tác có mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;
b) Xác định số dư tài sản và nợ phải trả đối với từng khách hàng, đối tác theo thỏa thuận bù trừ số dư nội bảng tại mọi thời điểm;
c) Theo dõi và kiểm soát được các rủi ro;
d) Theo dõi và kiểm soát được trạng thái rủi ro của bù trừ số dư nội bảng.
3. Giá trị số dư tiền gửi của khách hàng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn (L*) theo công thức sau:
L* = L x (t - 0.25) / (T - 0.25)
Trong đó:
- L: Số dư tiền gửi của khách hàng;
- T: được xác định là giá trị tối thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo năm);
- t: được xác định là giá trị tối thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của nợ phải trả nội bảng tính theo năm).
4. Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa khoản phải đòi, giao dịch và số dư tiền gửi của khách hàng (Hfxl) là 8%.
Như vậy, theo quy định, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi bằng bù trừ số dư nội bảng khi tính tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng nếu có đầy đủ các điều kiện sau:
(1) Có đầy đủ hồ sơ pháp lý về thỏa thuận bù trừ số dư tài sản và nợ phải trả của khách hàng, đối tác bất kể khách hàng, đối tác có mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;
(2) Xác định số dư tài sản và nợ phải trả đối với từng khách hàng, đối tác theo thỏa thuận bù trừ số dư nội bảng tại mọi thời điểm;
(3) Theo dõi và kiểm soát được các rủi ro;
(4) Theo dõi và kiểm soát được trạng thái rủi ro của bù trừ số dư nội bảng.
Hồ sơ bù trừ số dư nội bảng phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hồ sơ bù trừ số dư nội bảng được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:
Giảm thiểu rủi ro tín dụng
...
3. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
a) Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Hồ sơ (giấy tờ, văn bản,...) của sản phẩm phái sinh tín dụng và bù trừ số dư nội bảng phải được các bên ký hợp lệ, phải nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia, có hiệu lực pháp lý và thường xuyên được rà soát để đảm bảo yêu cầu tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ;
b) Đối với các biện pháp giảm thiểu rủi ro (tài sản bảo đảm, bù trừ số dư nội bảng, sản phẩm phái sinh tín dụng) có thời hạn, khi thời hạn còn lại của biện pháp giảm thiểu rủi ro ngắn hơn thời hạn còn lại của khoản phải đòi, việc điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi chỉ được thực hiện đối với biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng có thời hạn gốc từ một năm trở lên và thời hạn còn lại từ ba tháng trở lên;
c) Giá trị điều chỉnh giảm của biện pháp giảm thiểu rủi ro phải hiệu chỉnh khi thời hạn còn lại của biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng ít hơn thời hạn còn lại của khoản phải đòi, giao dịch (sau đây gọi là độ lệch thời hạn);
d) Trường hợp biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng và khoản phải đòi, giao dịch không cùng một loại tiền tệ (sau đây gọi là độ lệch tiền tệ), giá trị điều chỉnh giảm của biện pháp giảm thiểu rủi ro phải hiệu chỉnh theo độ lệch tiền tệ;
...
Như vậy, theo quy định, Hồ sơ bù trừ số dư nội bảng phải:
(1) Được các bên ký hợp lệ,
(2) Phải nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia,
(3) Có hiệu lực pháp lý và thường xuyên được rà soát để đảm bảo yêu cầu tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?