Bóng đá 7 người được quy định cụ thể như thế nào? Cầu thủ có được nẹp sắt vào chân khi tham gia đá bóng không?
Bóng đá 7 người được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Luật III Quyết định 492/QĐ-UBTDTT năm 2001 quy định bóng đá 7 người như sau:
1. Trong một trận đấu có 2 đội. Mỗi đội tối đa 7 người trong đó có 1 thủ môn.
2. Lúc bắt đầu trận đấu, đội bóng phải có tối thiểu 6 người.
3. Bất kể cầu thủ nào ở tuyến trên cũng có thể thay đổi vị trí với thủ môn nhưng phải thực hiện khi bóng ngoài cuộc và thông báo cho trọng tài biết.
4. Quy định về thay thế cầu thủ:
a. Mỗi trận đấu, đội bóng được phép đăng ký tối đa 7 cầu thủ dự bị.
b. Trong một trận đấu, đội bóng được phép thay thế 7 cầu thủ dự bị không kể vị trí và thời gian. Cầu thủ đã thay ra không được phép trở lại sân thi đấu nữa.
c. Muốn thay thế cầu thủ phải thông báo với trọng tài và chỉ được thực hiện lúc bóng ngoài cuộc, tại đường giới hạn nửa sân cắt đường biên dọc.
d. Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân khi cầu thủ được thay đã ra khỏi sân và khi bước vào sân mới trở thành cầu thủ chính thức.
Cách xử phạt:
1. Trận đấu vẫn tiếp tục nếu có cầu thủ vi phạm mục (3). Tuy nhiên khi bóng ngoài cuộc, lập tức các cầu thủ vi phạm sẽ bị cảnh cáo.
2. Nếu cầu thủ dự bị vào sân không có phép của trọng tài, trận đấu phải dừng lại. Cầu thủ đó sẽ bị cảnh cáo và được mời ra khỏi sân hoặc truất quyền thi đấu tuỳ theo trường hợp. Trận đấu được tiếp tục lại bằng quả "thả bóng chạm đất" tại điểm có bóng khi trận đấu phải dừng lại. Nhưng nếu trong khu vực cầu môn thì quả "thả bóng chạm đất" sẽ được thực hiện tại điểm trên vạch khu cầu môn song song với đường biên ngang nơi gần vị trí bóng dừng nhất.
3. Những vi phạm khác về điều luật này, cầu thủ sẽ bị cảnh cáo và nếu trọng tài dừng trận đấu để cảnh cáo thì trận đấu được tiếp tục lại bằng quả phạt trực tiếp đội có cầu thủ phạm lỗi tại chỗ bóng dừng và lưu ý những quy định được đề cập trong Luật XIII.
4. Nếu Điều lệ của giải quy định phải trao danh sách đăng ký của cầu thủ dự bị cho trọng tài trước khi trận đấu bắt đầu, đội nào vi phạm sẽ không được quyền thay thế cầu thủ dự bị.
Những quyết định thi hành Luật.
1. Trận đấu phải dừng ngay khi có đội bóng không còn đủ 4 cầu thủ.
2. Cầu thủ bị truất quyền thi đấu sau khi trận đấu đã bắt đầu thì không được quyền thay thế cầu thủ dự bị.
Theo thông tin bạn cung cấp, trận đấu mà mỗi bên chỉ có 7 người, thì các cầu thủ chơi theo luật bóng đá 7 người. Bạn có thể tham khảo thông tin trên đây để hiểu rõ hơn về bóng đá 7 người.
Cầu thủ có được nẹp sắt vào chân khi tham gia đá bóng không?
Cầu thủ kẹp sắt vào chân khi chơi bóng đá có được phép?
Căn cứ Luật IV Quyết định 492/QĐ-UBTDTT năm 2001 quy định trang phục cầu thủ như sau:
1.a) Trang phục cơ bản và bắt buộc của một cầu thủ gồm có: áo, quần, bít tất, bọc ống quyển và giầy vải hoặc giầy vải đế có núm cao su.
b) Cầu thủ không được mang bất kỳ vật gì có thể gây nguy hiểm cho cầu thủ khác.
2. Bọc ống quyển phải được bít tất dài phủ kín. Nguyên vật liệu của bọc ống quyển phải thích hợp (như cao su, plastic, chất sáp hoặc chất liệu tương tự) và có khả năng bảo vệ cao.
3. Thủ môn phải mặc áo khác màu với các cầu thủ khác, với trọng tài và thủ môn đội bạn. Cầu thủ của 2 đội phải mặc áo khác màu nhau và khác màu trọng tài.
Cách xử phạt:
Bất kỳ cầu thủ nào vi phạm điều luật này sẽ được trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh lại trang phục. Nhưng nếu ngay sau đó cầu thủ đã chỉnh lại tươm tất thì vẫn được tiếp tục thi đấu. Trận đấu không cần phải dừng lại ngay lập tức khi có khi có cầu thủ vi phạm điều luật này. Cầu thủ vi phạm Luật IV được mời ra sân để chỉnh đốn lại trang phục. Khi bóng ngoài cuộc, được sự kiểm tra và cho phép của trọng tài, cầu thủ đó mới được phép vào sân tiếp tục thi đấu.
Những quyết định thi hành Luật.
1. Nếu trọng tài phát hiện có cầu thủ mang những vật mà Luật không cho phép hoặc có thể gây nguy hiểm đối với các cầu thủ khác, thì yêu cầu họ cởi bỏ. Nếu họ không thực hiện, trọng tài có quyền không cho cầu thủ đó tham gia thi đấu.
2. Cầu thủ không được tham gia trận đấu hoặc cầu thủ bị mời ra khỏi sân vì vi phạm Luật IV, muốn vào sân hoặc trở lại sân phải đợi bóng ngoài cuộc, báo cáo và được sự kiểm tra, cho phép của trọng tài.
3. Cầu thủ không được tham gia trận đấu hoặc bị buộc phải rời khỏi sân vì vi phạm Luật IV, mà tự ý vào sân hoặc trở lại sân, sẽ bị cảnh cáo.
Nếu trọng tài dừng trận đấu để cảnh cáo, thì trận đấu sẽ được tiếp tục bằng quả phạt trực tiếp do cầu thủ của đội không phạm lỗi thực hiện tại điểm bóng dừng
Do đó, việc cầu thủ mang hoặc gắn sắp vào chân được xem là vật gây nguy hiểm cho cầu thủ khác, nên hành vi này bị cấm.
Cầu thủ bị phạt 2 thẻ vàng trong cùng một trận đấu nhưng trọng tài vẫn cho đá thì có đúng không?
Căn cứ Luật V Quyết định 492/QĐ-UBTDTT năm 2001 quy định trọng tài như sau:
Trọng tài có quyền xử phạt tất cả các lỗi vi phạm, kể cả trong lúc trận đấu tạm dừng hoặc khi bóng ngoài cuộc. Mọi quyết định của Trọng tài chính trong trận đấu, kể cả kết quả trận đấu là những quyết định cuối cùng.
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của trọng tài chính:
a. Bảo đảm việc áp dụng Luật Bóng đa.
b. Tránh thổi phạt những lỗi vi phạm có thể tạo lợi thế cho đội phạm lỗi.
c. Ghi nhận mọi diễn biến của trận đấu, theo dõi thời gian đúng theo quy định, đồng thời bù thêm những thời gian đã mất vì hoạt động y tế hoặc các nguyên nhân khác.
d. Có quyền dừng trận đấu vì bất kỳ vi phạm nào về Luật Bóng đá, tạm dừng hoặc dừng hẳn trận đấu nếu xét thấy cần thiết vì những sự cố như sự can thiệp của khán giả hay các lý do khác.
e. Ngay khi bước chân vào sân trận đấu chưa bắt đầu, có quyền cảnh cáo đối với bất cứ cầu thủ nào có hành vi khiếm nhã. Hoặc truất quyền thi đấu đối với cầu thủ có vi phạm nặng hơn. (Trong trường hợp đó đội bóng có cầu thủ bị kỷ luật được quyền thay bằng cầu thủ dự bị).
f. Trừ cầu thủ và trợ lý trọng tài, không có bất kỳ người nào được vào sân nếu không có sự đồng ý của trọng tài chính.
g. Dừng trận đấu nếu nhận thấy có cầu thủ bị chấn thương trầm trọng; cần đưa ngay cầu thủ đó ra khỏi sân càng nhanh càng tốt, và lập tức cho trận đấu tiếp tục ngay.
h. Truất quyền thi đấu (bằng xử lý thẻ đỏ) đối với bất kỳ cầu thủ nào (theo nhận định của trọng tài) là có hành vi thô bạo, phạm lỗi thô bạo, có lời lẽ thoá mạ thô lỗ, và liên tục có hành vi khiếm nhã sau khi đã bị cảnh cáo.
i. Có ký hiệu cho trận đấu tiếp tục lại, sau những lần dừng trận đấu.
j. Quyết định bóng thi đấu đúng theo quy định của Luật II.
2. Những quyết định thi hành Luật:
a. Những cầu thủ bị thương đang chảy máu, trọng tài không cho phép thi đấu.
b. Trọng tài có thể thay đổi quyết định của mình, nhưng phải trước khi trận đấu được tiếp tục trở lại.
c. Nếu một cầu thủ cùng lúc vi phạm 2 lỗi liên tiếp, trọng tài xử phạt theo lỗi nặng hơn.
3. Chú ý: Với đối tượng thi đấu là vận động viên trẻ, thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của trọng tài trong bóng đá 7 người là giáo dục luật bóng đá, hướng dẫn các em hiểu và làm quen dần với hoạt động thi đấu bóng đá, qua đó phát hiện những năng khiếu bóng đá trẻ cho đất nước.
Theo như quy định trên, thì nếu cầu thủ vi phạm 2 lỗi liên tiếp, thì bắt buộc trọng tài phải phạt lỗi nặng hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?