Bốc mộ là gì? Bao lâu thì được bốc mộ đối với trường hợp người chết không phải do dịch bệnh nguy hiểm?
Hoạt động bốc mộ là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BYT định nghĩa về hoạt động cải táng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thi thể (thi hài) là xác của người chết.
2. Hài cốt là xương của người chết khi cải táng.
3. Tro cốt là phần còn lại sau khi hỏa táng toàn bộ thi thể, hài cốt.
4. Quàn là việc thực hiện lưu giữ, bảo quản thi thể của người chết trước khi mai táng hoặc hỏa táng.
5. Khâm liệm là việc thực hiện các thủ tục để chuyển thi thể vào quan tài.
6. Mai táng là việc lưu giữ thi thể hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.
7. Hỏa táng là việc thiêu thi thể hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao đến khi thành tro cốt.
8. Cải táng là việc chuyển hài cốt để tiếp tục mai táng hoặc sang hình thức táng khác.
Theo quy định trên, hoạt động bốc mộ (hay cải táng) là việc chuyển hài cốt để tiếp tục mai táng hoặc sang hình thức táng khác.
Hoạt động cải táng được thực hiện trong thời gian tối đã bao nhiêu ngày đối với trường hợp người chết không do dịch bệnh nguy hiểm? (Hình từ Internet)
Hoạt động bốc mộ được thực hiện trong thời gian tối đa bao nhiêu ngày đối với trường hợp người chết không do dịch bệnh nguy hiểm?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong hoạt động cải táng như sau:
Vệ sinh trong hoạt động cải táng
1. Thời gian cải táng: tùy theo điều kiện chất đất, phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân tộc, địa phương mà thời gian cải táng có thể khác nhau nhưng thời gian từ khi mai táng đến khi cải táng không dưới 36 tháng.
2. Chất thải phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện cải táng được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải thông thường.
3. Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động cải táng được vệ sinh sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành.
4. Người trực tiếp tham gia các hoạt động cải táng sử dụng khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc. Sau khi công việc kết thúc rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.
Theo đó, tùy điều kiện chất đất, phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân tộc, địa phương mà thời gian bốc mộ (cải táng) có thể khác nhau nhưng thời gian từ khi mai táng đến khi cải táng không dưới 36 tháng.
Như vậy, việc bốc mộ, cải táng chỉ được thực hiện đối với người chết đã chôn ít nhất được 3 năm nếu chết vì bệnh thông thường.
Ngoài ra, khi thực hiện vệ sinh trong hoạt động cải táng cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
(1) Chất thải phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện cải táng được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải thông thường.
(2) Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động cải táng được vệ sinh sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành.
(3) Người trực tiếp tham gia các hoạt động cải táng sử dụng khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc.
Sau khi công việc kết thúc rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.
Cần vệ sinh trong di chuyển hài cốt như thế nào trước khi thực hiện bốc mộ?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về việc vệ sinh trong khi di chuyển hài cốt như sau:
Vệ sinh trong di chuyển thi thể, hài cốt, tro cốt
1. Vệ sinh trong di chuyển thi thể:
a) Di chuyển thi thể trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam: trường hợp di chuyển bằng đường bộ, thi thể được bao bọc kín bằng các vật liệu không thấm nước và được di chuyển bằng phương tiện riêng. Trường hợp di chuyển bằng đường hàng không, đường thủy hoặc đường sắt thi thể được đặt ở hòm riêng và kín;
b) Di chuyển thi thể qua biên giới, thi thể phải được đặt trong quan tài ba lớp: lớp trong làm bằng kẽm hoặc bằng vật liệu khác có khả năng chịu lực, không rò rỉ, có lót chất hút ẩm và được hàn kín; lớp giữa làm bằng gỗ; lớp ngoài làm bằng ván ép;
c) Trường hợp người chết với số lượng lớn trong thiên tai, thảm họa, việc sử dụng phương tiện di chuyển thi thể do người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục thiên tai, thảm họa quyết định nhưng bảo đảm thi thể được bọc kín, không bị rò rỉ, không thấm nước, không bị bục, vỡ trong quá trình di chuyển.
2. Vệ sinh trong di chuyển hài cốt, tro cốt: khi di chuyển hài cốt, tro cốt phải được đặt trong các vật dụng bảo đảm không bị rò rỉ, không thấm nước, không bị bục, vỡ trong quá trình di chuyển.
Như vậy, khi di chuyển hài cốt thì cần đảm bảo hài cốt phải được đặt trong các vật dụng bảo đảm không bị rò rỉ, không thấm nước, không bị bục, vỡ trong quá trình di chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?