Bộ Y tế hướng dẫn nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate trước phẫu thuật chương trình như thế nào?

Bộ Y tế hướng dẫn nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate trước phẫu thuật chương trình như thế nào? - Câu hỏi của chị N ở Long An.

Bộ Y tế hướng dẫn nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate trước phẫu thuật chương trình như thế nào?

Ngày 23/01/2024, Bộ Y tế ban hành Quyết định 181/QĐ-BYT 2024 hướng dẫn nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate trước phẫu thuật chương trình.

Cụ thể căn cứ theo Mục 4 Hướng dẫn kèm theo Quyết định 181/QĐ-BYT 2024 hướng dẫn các bước tiến hành nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate trước phẫu thuật chương trình như sau:

Bước 1: Bác sỹ gây mê khám người bệnh ở khoa lâm sàng ngày trước phẫu thuật:

- Xác định và ghi hồ sơ bệnh án có hay không có chỉ định cung cấp carbohydrate

- Tư vấn người bệnh và gia đình hiểu, hợp tác thực hiện nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate

Bước 2: Bác sỹ lâm sàng và điều dưỡng khoa lâm sàng:

- Hỗ trợ tư vấn người bệnh và gia đình về nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate.

- Bác sỹ lâm sàng chỉ định chế độ nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate cho người bệnh (loại, lượng uống, thời gian uống phù hợp).

- Điều dưỡng thực hiện và giám sát chế độ nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate theo chỉ định của bác sỹ lâm sàng, ghi vào hồ sơ thời gian uống để kíp gây mê nắm thông tin khi người bệnh đến phòng phẫu thuật.

- Bác sỹ dinh dưỡng tư vấn, khuyến cáo cho người bệnh và bác sỹ, điều dưỡng khác về chế độ dinh dưỡng đặc biệt cần lưu ý.

Bước 3: Cách thực hiện:

(1) Nhịn ăn uống trước phẫu thuật chương trình theo công thức 2 - 4 - 6 - 8

Loại thức ăn

Thời gian nhịn tối thiểu

Dịch uống trong suốt

2 giờ

Sữa mẹ

4 giờ

Sữa công thức, ăn nhẹ (thức ăn đặc tinh bột)

6 giờ

Thức ăn đặc bình thường có thịt hoặc mỡ hoặc rau, xơ

8 giờ

(2) Uống dịch trong suốt carbohydrate trước phẫu thuật chương trình

* Tối ngày trước phẫu thuật: Uống dần 2 khẩu phần từ sau ăn tối đến khi đi ngủ.

* Ngày phẫu thuật:

- Không cần truyền dịch bổ sung nước, điện giải, năng lượng khi chờ phẫu thuật

- Uống 1 khẩu phần theo một trong hai cách sau đây:

+ Theo lịch phẫu thuật:

Trước 6 giờ sáng nếu phẫu thuật trước 12 giờ


Trước 10 giờ 30 phút nếu phẫu thuật sau 12 giờ


Trước 16 giờ nếu phẫu thuật trì hoãn sau 18 giờ.

+ Kết thúc uống tối thiểu 2 giờ trước phẫu thuật

Bước 4: Bác sỹ gây mê kiểm tra thời gian người bệnh ăn uống ngay trước khi gây mê, gây tê, an thần tĩnh mạch và xử trí phù hợp khi nghi ngờ dạ dày đầy.

Bộ Y tế hướng dẫn nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate trước phẫu thuật chương trình như thế nào?

Bộ Y tế hướng dẫn nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate trước phẫu thuật chương trình như thế nào? (Hình từ Internet)

Bộ Y tế hướng dẫn một số người bệnh đặc biệt khi nạp dịch trong suốt vào cơ thể như thế nào?

Căn cứ theo Mục 5 Quyết định 181/QĐ-BYT 2024 hướng dẫn một số người bệnh đặc biệt nạp dịch trong suốt vào cơ thể như sau:

- Người bệnh không dung nạp, từ chối hoặc khi không sẵn có loại dịch giàu carbohydrate: Khuyến khích uống dịch trong suốt khác hợp với sở thích.

- Trẻ em: Uống theo nhu cầu bất cứ loại dịch trong suốt nào hợp với sở thích, ưu tiên lựa chọn loại cung cấp thêm năng lượng và điện giải. Trẻ > 16 tuổi uống dịch trong suốt carbohydrate như đối với người lớn.

- Người đái đường đã kiểm soát:

+ tip 1 uống 1/2 lượng carbohydrate (50 g tối hôm trước và 25 g vào ngày phẫu thuật);

+ típ 2 uống như người bệnh không đái đường.

- Người bệnh béo phì, sản phụ chưa chuyển dạ uống như với người bệnh khác

- Sản phụ đang chuyển dạ: dù ăn uống hay nhịn vẫn coi là dạ dày đầy, ưu tiên gây tê vùng khi cần phẫu thuật lấy con cấp cứu, khởi mê nhanh (RSI) nếu gây mê.

- Thủ thuật chương trình dưới gây mê, an thần tĩnh mạch, tê vùng: Áp dụng như phẫu thuật chương trình.

Phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BYT (Có cụm từ bị thay thế bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) hướng dẫn phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật như sau:

(1) Phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt:

- Phẫu thuật, thủ thuật rất phức tạp về bệnh lý, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương.

- Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế chuyên dụng.

- Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 50/2014/TT-BYT. Xem phụ lục 1 Tại đây

- Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn.

(2) Phẫu thuật, thủ thuật loại I:

- Phẫu thuật, thủ thuật khá phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tuyến tỉnh.

- Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế chuyên dụng.

- Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 50/2014/TT-BYT.

- Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 2 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.

(3) Phẫu thuật, thủ thuật loại II:

- Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương, tuyến tỉnh và một số cơ sở tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại I.

- Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế thông dụng.

- Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 50/2014/TT-BYT.

- Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.

(4) Phẫu thuật, thủ thuật loại III:

- Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại II.

- Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế thông dụng.

- Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 50/2014/TT-BYT.

- Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 2 giờ hoặc lâu hơn.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chi phí làm thêm giờ của nhân viên y tế có được tính vào chi phí tiền lương trong giá khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Danh mục 62 bệnh hiếm bệnh hiểm nghèo được khám, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu 2025 ra sao?
Pháp luật
Nội dung chi trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm những gì? Mức chi khám chữa bệnh như thế nào?
Pháp luật
Hội chẩn là gì? Việc hội chẩn được thực hiện trong trường hợp nào? Sử dụng thuốc trong điều trị khám bệnh chữa bệnh?
Pháp luật
Tải về Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư 23 mới nhất? Tải về file word?
Pháp luật
Chăm sóc người bệnh cấp 1 được quy định như thế nào? Phân cấp chăm sóc người bệnh dựa trên cơ sở gì?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần phải đáp ứng các điều kiện chung như thế nào để được cấp Giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Cách xác định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo phương pháp chi phí áp dụng từ ngày 17 10 2024?
Pháp luật
Phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh từ 17 10 2024 theo Thông tư 21 2024 TT-BYT như thế nào?
Pháp luật
Đã có Thông tư 21 2024 TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh đúng không?
Pháp luật
Mẫu giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức 01/BV2 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
6,023 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào