Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong lĩnh vực an toàn thực phẩm? Bộ Y tế có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc nào theo quy định hiện nay?

Cho tôi hỏi Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong lĩnh vực an toàn thực phẩm? Ngoài lĩnh vực an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh thì Bộ còn quản lý những lĩnh vực nào khác nữa? Bộ Y tế có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc nào? Câu hỏi của anh Đăng từ Ninh Bình

Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong lĩnh vực an toàn thực phẩm?

Theo khoản 10 Điều 2 Nghị định 95/2022/NĐ-CP thì trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Bộ Y tế có một số nhiệm vụ và chức năng sau:

(1) Chủ trì, xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;

(2) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm theo đề nghị của các bộ quản lý chuyên ngành; ban hành danh mục các chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm;

(3) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh:

- Thực phẩm chức năng, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, nước đá dùng liền, vi chất bổ sung vào thực phẩm, phụ gia thực phẩm, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

- Bếp ăn tập thể, nhà hàng tại khách sạn, khu nghỉ duỡng, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố;

(4) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

(5) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng hệ thống cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm; quy định cụ thể việc khai báo sự cố về an toàn thực phẩm;

(6) Tổ chức thực hiện việc giám sát, phân tích nguy cơ, phòng ngừa, điều tra và phối hợp ngăn chặn ngộ độc thực phẩm, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

(7) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với sản phẩm thực phẩm:

- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, vi chất bổ sung vào thực phẩm, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của pháp luật;

- Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;

(8) Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ, cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định;

(9) Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; cấp giấy chứng nhận y tế và các giấy chứng nhận khác đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;

(10) Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:

- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định;

- Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định của pháp luật;

(11) Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng thuộc phạm vi được phân công quản lý; chỉ định cơ sở làm kiểm nghiệm trọng tài và kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm của các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm trong và ngoài ngành Y tế;

(12) Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

(13) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

(14) Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở giám sát và tổng hợp báo cáo của các bộ quản lý ngành, địa phương.

Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong lĩnh vực an toàn thực phẩm? Bộ Y tế có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc nào theo quy định hiện nay?

Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong lĩnh vực an toàn thực phẩm? Bộ Y tế có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Ngoài chức năng quản lý về khám chữa bệnh, an toàn thực phẩm thì Bộ Y tế còn quản lý ở những lĩnh vực nào?

Căn cứ Điều 1 Nghị định 95/2022/NĐ-CP quy định về vị trí chức năng của Bộ Y tế như sau:

Vị trí và chức năng
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Theo đó, ngoài lĩnh vực khám chữa bệnh, an toàn thực phẩm thì Bộ Y tế còn thực hiện quản lý ở các lĩnh vực như:

(1) Y tế dự phòng;

(2) Phục hồi chức năng;

(3) Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần;

(4) Y, dược cổ truyền;

(5) Trang thiết bị y tế;

(6) Dược, mỹ phẩm;

(7) Bảo hiểm y tế;

(8) Dân số, sức khỏe sinh sản;

(9) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Bộ Y tế có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc nào theo quy định hiện nay?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 95/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Bảo hiểm y tế.
2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.
3. Vụ Tổ chức cán bộ.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Văn phòng Bộ.
8. Thanh tra Bộ.
9. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
10. Cục Y tế dự phòng.
11. Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
12. Cục Quản lý Môi trường y tế.
13. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
14. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.
15. Cục Quản lý Dược.
16. Cục An toàn thực phẩm.
17. Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế.
18. Cục Dân số.
19. Viện Chiến lược và Chính sách y tế.
20. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
21. Báo Sức khỏe và Đời sống.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 18 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các tổ chức quy định từ khoản 19 đến khoản 21 Điều này là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 5 phòng.
Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Bộ Y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc Bộ.

Theo quy đinh trên thì các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế gồm:

(1) Viện Chiến lược và Chính sách y tế.

(2) Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.

(3) Báo Sức khỏe và Đời sống.

Bộ Y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh với Bộ Y tế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định?
Pháp luật
Mẫu phiếu lấy ý kiến về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài dành cho Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế là mẫu nào?
Pháp luật
Thời hạn giữ chức vụ quản lý mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế là bao lâu?
Pháp luật
Quyết định 1289/QĐ-BYT về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với các chức vụ quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế ra sao?
Pháp luật
Bộ Y tế có xây dựng, ban hành các quy định về chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dược, mỹ phẩm hay không?
Pháp luật
Việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân được tổ chức thực hiện như thế nào từ 2030 – 2045?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Y tế nghỉ từ mấy ngày làm việc trở lên phải báo cáo và được sự đồng ý của Bộ trưởng?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Y tế là ai? Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước ai về chức trách, nhiệm vụ được phân công?
Pháp luật
Bộ Y tế đánh giá tình hình thực hiện và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Cục Quản lý Dược Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có đúng không? Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý Dược như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Y tế
2,894 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào