Bộ Tư pháp triển khai tổ chức việc khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật?
Thực hiện tổ chức hội thảo nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác Luật Phổ biến giáo dục pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3, tiểu mục 4 Mục III Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 1196 /QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
- Tổ chức Hội thảo nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện thể chế về công tác PBGDPL
+ Chủ trì thực hiện: Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp.
+ Phối hợp thực hiện: Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác PBGDPL của các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương; Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Quý II, III/2022.
+ Sản phẩm: Hội thảo được tổ chức.
- Xây dựng dự thảo các báo cáo tổng kết: Xây dựng báo cáo tổng kết của các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương
+ Chủ trì thực hiện: Các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương chủ động hướng dẫn và xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (đề nghị cập nhật, bổ sung các thông tin, số liệu trong phần Phụ lục theo mốc thời gian quy định tại điểm b Mục II.1.1 của Kế hoạch này. Các thông tin, số liệu đã có trong các báo cáo tổng kết về Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, gồm: Báo cáo tổng kết việc thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021; Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW sẽ được Bộ Tư pháp chủ động tổng hợp trong Báo cáo tổng kết toàn quốc).
+ Thời gian hoàn thành: Đề nghị gửi báo cáo tổng kết về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật) và email: [email protected] trước ngày 30/8/2022.
+ Sản phẩm: Báo cáo tổng kết các văn bản.
- Xây dựng Báo cáo toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật
+ Chủ trì thực hiện: Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp.
+ Phối hợp thực hiện: Văn phòng Bộ, Cục Công nghệ thông tin, một số đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
+ Thời gian hoàn thành: Tháng 10/2022.
+ Sản phẩm: Báo cáo tổng kết được ký ban hành.
Như vậy, việc thực hiện tổ chức hội thảo nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác Luật Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định như trên.
Thực hiện xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết về Luật Phổ biến giáp dục pháp luật được quy định như thế nào?
Thực hiện tổ chức khen thưởng tập thể, cá nhân như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục III Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 1196 /QĐ-BTP năm 2022 quy định về tổ chức khen thưởng các tập thể, cá nhân như sau:
- Tổ chức khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật
+ Chủ trì thực hiện: Vụ Thi đua khen thưởng, Bộ Tư pháp.
+ Phối hợp thực hiện: Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Thời gian hoàn thành: Tháng 10/2022.
Như vậy. việc thực hiện khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định như trên.
Triển khai công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 36/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Triển khai công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường:
- Tổng kết 12 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT- BGDĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác PBGDPL trong nhà trường
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp); các cơ quan, tổ chức có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Cả năm.
+ Sản phẩm: Báo cáo tổng kết.
- Phối hợp ngành Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, học tập môn học pháp luật và giáo dục công dân; tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục; tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác PBGDPL trong nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại một số địa phương theo Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh, sinh viên.
+ Cơ quan chủ trì: Cơ quan tư pháp các cấp.
+ Cơ quan phối hợp: Cơ quan Giáo dục và Đào tạo các cấp (đối với các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân); cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp (đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Cả năm.
+ Sản phẩm: Kế hoạch; Công văn; Báo cáo tổng kết; kết quả nghiên cứu, đề xuất.
Như vậy, việc thực hiện triển khai công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?