Bộ Tổng Tham mưu có vai trò gì trong Quân đội? Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan gì?
Bộ Tổng Tham mưu có vai trò gì trong Quân đội? Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan gì?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 99/2019/TT-BQP quy định Bộ Tổng Tham mưu như sau:
(1) Bộ Tổng Tham mưu là Cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.
(2) Chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền thực hiện công tác quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao với các nội dung:
- Tham gia thẩm định các dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, kế hoạch phòng thủ dân sự;
- Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng củng cố thế trận quốc phòng, xây dựng và hoạt động phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ;
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự; xây dựng, huy động lực lượng, phương tiện dự bị động viên và động viên công nghiệp; tham mưu thành lập, giải thể trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc các nhà trường Quân đội;
- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch, tập huấn, huấn luyện, luyện tập, diễn tập, kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện công tác quốc phòng bộ, ngành Trung ương, địa phương;
(3) Chỉ đạo Cục Dân quân tự vệ - Cơ quan giúp việc Cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương tham mưu thực hiện các nội dung:
- Thành lập, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương; phối hợp kiểm tra cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, lĩnh vực quản lý thực hiện công tác quốc phòng, quân sự;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tập huấn cho cán bộ ban chỉ huy quân sự, cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, tổng kết công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương;
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.
Bộ Tổng Tham mưu có vai trò gì trong Quân đội? Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan gì? (Hình ảnh Internet)
Cấp bậc quân hàm cao nhất của Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định về cấp bậc hàm quân cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan như sau:
- Trung đội trưởng: Thượng úy;
- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội: Đại úy;
- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn: Trung tá;
- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện: Thượng tá;
- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn: Đại tá;
- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng vùng Hải quân, Chính ủy vùng Hải quân; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, Chính ủy vùng Cảnh sát biển; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh: Đại tá;
- Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng: Thiếu tướng;
- Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Trung tướng;
- Chủ nhiệm, Tổng cục, Chính ủy Tổng cục: Trung tướng;
- Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Đại tướng;
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam được giữ cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng.
Ai có quyền bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam?
Người có quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008, khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:
Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Như vậy, Chủ tịch nước có thẩm quyền bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khoản tiền đặt trước được xử lý thế nào sau khi phiên đấu giá kết thúc? Tiền đặt trước có phải là tiền đặt cọc để đấu giá quyền sử dụng đất?
- Xâm phạm an ninh quốc gia là xâm phạm những gì? Chính sách xử lý hành vi xâm phạm an ninh quốc gia?
- Cơ quan có chức năng quản lý đất đai thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Giảm 50% tiền sử dụng đất trong trường hợp nào? Được giảm tiền sử dụng đất nhưng có nhiều mức giảm khác nhau thì được hưởng mức nào?
- Căn cứ định giá đất ở bao gồm những gì? Thời điểm định giá đất ở khi Nhà nước giao đất là khi nào?