Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo cấp giấy xác nhận tín chỉ các bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trong bao lâu?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo cấp giấy xác nhận tín chỉ các bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trong bao lâu?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về biến đổi khí hậu?
- Đối tượng tham gia thị trường các bon trong nước được quy định như thế nào?
Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo cấp giấy xác nhận tín chỉ các bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trong bao lâu?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 06/2022/NĐ-CP về xác nhận tín chỉ các-bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường các bon trong nước như sau:
Xác nhận tín chỉ các-bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường các-bon trong nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận tín chỉ các-bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trên sàn, bao gồm:
a) Lượng tín chỉ các-bon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục xác nhận
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận tín chỉ các-bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này nộp đơn theo Mẫu số 01 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này về Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến để được xác nhận;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xác minh, cấp giấy xác nhận và gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân; trong trường hợp không cấp giấy xác nhận thì phải nêu rõ lý do.
3. Giấy xác nhận tín chỉ các-bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch theo Mẫu số 02 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo cấp giấy xác nhận tín chỉ các bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 15 ngày làm việc.
Lưu ý: trong trường hợp không cấp giấy xác nhận thì phải nêu rõ lý do.
Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo cấp giấy xác nhận tín chỉ các bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về biến đổi khí hậu?
Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn về biến đổi khí hậu được quy định tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP; cụ thể như sau:
- Đề xuất và thể chế hóa các cơ chế, chính sách, sáng kiến quốc tế về biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh phù hợp với điều kiện và bảo đảm lợi ích quốc gia;
+ Đề xuất, kiến nghị việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn công nghệ có liên quan tới biến đổi khí hậu của Việt Nam phù hợp với tình hình quốc tế;
- Tổ chức đánh giá khí hậu quốc gia; xây dựng, cập nhật, công bố kịch bản biến đổi khí hậu và tổ chức thực hiện; hướng dẫn, giám sát đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; hướng dẫn lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch;
- Tổ chức thực hiện giám sát phát thải khí nhà kính, hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; triển khai hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Xây dựng, cập nhật, tổ chức triển khai, quản lý và giám sát việc thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định;
+ Xây dựng các báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Tổ chức thực hiện kiểm kê quốc gia khí nhà kính, kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon; tổ chức vận hành thị trường các bon trong nước và tham gia thị trường các bon thế giới;
+ Quản lý, tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; tổ chức đánh giá, quyết định chấp thuận chương trình, dự án trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Chủ trì tổ chức đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế và tham gia tổ chức quốc tế về biến đổi khí hậu; huy động các nguồn lực quốc tế, tổ chức điều phối và thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền;
- Xây dựng tiêu chí ưu tiên, tổ chức rà soát, xác định danh mục dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu;
+ Có ý kiến về các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu của các bộ, ngành, địa phương;
- Là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Cơ quan đầu mối quốc gia về Quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto, Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC);
+ Cơ quan thẩm quyền quốc gia thực hiện các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;
+ Cơ quan chuyên trách quốc gia của Mạng lưới và Trung tâm Công nghệ khí hậu;
+ Cơ quan đầu mối quốc gia về các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia;
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
- Giúp Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh do các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.
Đối tượng tham gia thị trường các bon trong nước được quy định như thế nào?
Đối tượng tham gia thị trường các bon trong nước được quy định tại Điều 16 Nghị định 06/2022/NĐ-CP như sau:
- Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP.
- Tổ chức tham gia thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các bon trên thị trường các bon.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?