Bộ Tài chính xây dựng đề án hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ bao gồm những nội dung gì? Chi phí tổ chức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ được chi trả cho ai?
Bộ Tài chính xây dựng đề án hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ bao gồm những nội dung gì?
Bộ Tài chính xây dựng đề án hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ
1. Bộ Tài chính xây dựng đề án hoán đổi công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích hoán đổi;
b) Khối lượng, điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến hoán đổi;
c) Phương thức hoán đổi;
d) Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và các chi phí liên quan.
…
Theo đó, căn cứ quy định trên thì Bộ Tài chính xây dựng đề án hoán đổi công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Mục đích hoán đổi;
– Khối lượng, điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến hoán đổi;
– Phương thức hoán đổi;
– Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và các chi phí liên quan.
Chi phí tổ chức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ được chi trả cho ai?
Theo Điều 23 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định như sau:
Chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ
1. Chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ bao gồm:
a) Chi phí trả cho Kho bạc Nhà nước để tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ gồm: chi phí trực tiếp liên quan đến công tác mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ; chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa, thiết bị, công nghệ; chi hội nghị, đào tạo, khảo sát, nghiên cứu; chi thông tin, tuyên truyền; chi, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân theo quy chế do Kho bạc Nhà nước ban hành; các chi phí khác;
b) Chi phí đấu thầu mua lại, hoán đổi công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán: áp dụng theo mức giá dịch vụ của Sở Giao dịch Chứng khoán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Nguồn chi trả
a) Ngân sách Trung ương chi trả các khoản chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ. Kho bạc Nhà nước lập dự toán chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi do Kho bạc Nhà nước thực hiện và tổng hợp vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Kho bạc Nhà nước,
b) Ngân hàng chính sách chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng chính sách;
c) Ngân sách địa phương chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương.
Theo đó, chi phí xây dựng đề án hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ được chi trả cho Kho bạc Nhà nước để tổ chức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ.
Chi phí tổ chức bao gồm:
– Chi phí trực tiếp liên quan đến công tác hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ;
– Chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa, thiết bị, công nghệ; chi hội nghị, đào tạo, khảo sát, nghiên cứu;
– Chi thông tin, tuyên truyền; chi, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân theo quy chế do Kho bạc Nhà nước ban hành; các chi phí khác;
Ngoài ra, nguồn chi trả cho Kho bạc Nhà nước để tổ chức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ được lấy từ nguồn ngân sách Trung ương. Kho bạc Nhà nước lập dự toán chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi do Kho bạc Nhà nước thực hiện và tổng hợp vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Kho bạc Nhà nước,
Đăng ký, lưu ký công cụ nợ bị hoán đổi và công cụ nợ được hoán đổi của Chính phủ được quy định ra sao?
Theo Điều 26 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định như sau:
Quy định về đăng ký, lưu ký và niêm yết công cụ nợ bị hoán đổi và công cụ nợ được hoán đổi
1. Đối với công cụ nợ tổ chức hoán đổi theo phương thức đấu thầu
a) Vào ngày hoán đổi Sở Giao dịch chứng khoán thực hiện hủy niêm yết và thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam rút lưu ký và hủy đăng ký đối với công cụ nợ bị hoán đổi đang thực hiện phong tỏa theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Thông tư này;
b) Sau khi rút lưu ký, hủy đăng ký công cụ nợ bị hoán đổi theo Điểm a Khoản này, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký, lưu ký và thông báo cho Sở Giao dịch Chứng khoán để thực hiện niêm yết đối với công cụ nợ được hoán đổi tương ứng.
2. Đối với công cụ nợ tổ chức hoán đổi theo phương thức thỏa thuận
Căn cứ vào kết quả hoán đổi công cụ nợ do chủ thể tổ chức phát hành thông báo, Sở Giao dịch chứng khoán thực hiện hủy niêm yết và thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam rút lưu ký và hủy đăng ký đối với công cụ nợ bị hoán đổi đang thực hiện phong tỏa theo quy định tại Khoản 6 Điều 14 Thông tư này. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký, lưu ký và thông báo cho Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện niêm yết đối với công cụ nợ được hoán đổi tương ứng.
Theo đó, đăng ký, lưu ký và niêm yết công cụ nợ bị hoán đổi và công cụ nợ được hoán đổi của Chính phủ được quy định theo 02 trường hợp sau:
(1) Đối với công cụ nợ tổ chức hoán đổi theo phương thức đấu thầu
– Vào ngày hoán đổi Sở Giao dịch chứng khoán thực hiện hủy niêm yết và thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam rút lưu ký và hủy đăng ký đối với công cụ nợ bị hoán đổi đang thực hiện phong tỏa theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Thông tư 110/2018/TT-BTC, cụ thể:
Các bước hoán đổi công cụ nợ
[...]
7. Vào ngày hoán đổi, căn cứ vào kết quả đấu thầu, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký, lưu ký, niêm yết đối với công cụ nợ được hoán đổi và hủy đăng ký, rút lưu ký, hủy niêm yết đối với các công cụ nợ bị hoán đổi theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.
– Sau khi rút lưu ký, hủy đăng ký công cụ nợ bị hoán đổi, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký, lưu ký và thông báo cho Sở Giao dịch Chứng khoán để thực hiện niêm yết đối với công cụ nợ được hoán đổi tương ứng.
(2) Đối với công cụ nợ tổ chức hoán đổi theo phương thức thỏa thuận
Căn cứ vào kết quả hoán đổi công cụ nợ do chủ thể tổ chức phát hành thông báo, Sở Giao dịch chứng khoán thực hiện hủy niêm yết và thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam rút lưu ký và hủy đăng ký đối với công cụ nợ bị hoán đổi đang thực hiện phong tỏa theo quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư 110/2018/TT-BTC, cụ thể:
Các bước hoán đổi công cụ nợ đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
[…]
6. Căn cứ vào hợp đồng ký kết, chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ thông báo chi tiết kết quả hoán đổi cho Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 10 Thông tư này để thực hiện việc đăng ký, lưu ký và niêm yết đối với công cụ nợ được hoán đổi, hủy đăng ký, rút lưu ký, hủy niêm yết đối với các công cụ nợ bị hoán đổi và ngừng phong tỏa công cụ nợ không thống nhất được với chủ sở hữu về việc hoán đổi.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký, lưu ký và thông báo cho Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện niêm yết đối với công cụ nợ được hoán đổi tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?