Bổ sung 6 Dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 vào tháng 10/2023 đúng không?
Bổ sung 6 Dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 vào tháng 10/2023 đúng không?
Căn cứ Nghị quyết 89/2023/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 do Quốc hội ban hành.
Tại Điều 2 Nghị quyết 89/2023/QH15 quy định về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 như sau:
Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023
Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 như sau:
1. Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
2. Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) các dự án sau đây:
a) Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
b) Luật Đường bộ;
c) Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Luật Thủ đô (sửa đổi);
đ) Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
e) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
3. Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, thông qua dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.
Theo đó, Nghị quyết 89/2023/QH15 đã bổ sung thêm 06 dự án luật vào nội dung trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 diễn ra vào tháng 10/2023.
Cụ thể, 06 dự án luật bao gồm:
- Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
- Luật Đường bộ;
- Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Luật Thủ đô (sửa đổi);
- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Bổ sung 6 Dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 vào tháng 10/2023 đúng không? (Hình từ Internet)
Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 sẽ trình Quốc hội thông qua khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 như sau:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
1. Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024):
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật, 01 nghị quyết:
1. Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
2. Luật Lưu trữ (sửa đổi);
3. Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
4. Luật Đường bộ;
5. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
6. Luật Thủ đô (sửa đổi);
7. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp);
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
10. Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 09 dự án luật:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
4. Luật Địa chất và khoáng sản;
5. Luật Phòng không nhân dân;
6. Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
7. Luật Tư pháp người chưa thành niên;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Theo đó, Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 7 (tháng 5/2024) cùng 09 luật khác.
Kỳ họp Quốc hội thứ 7 và thứ 8 sắp tới sẽ cho ý kiến với những dự án luật nào?
Căn cứ nội dung được xác định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 như sau:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
1. Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024):
...
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 09 dự án luật:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
4. Luật Địa chất và khoáng sản;
5. Luật Phòng không nhân dân;
6. Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
7. Luật Tư pháp người chưa thành niên;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024):
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
4. Luật Địa chất và khoáng sản;
5. Luật Phòng không nhân dân;
6. Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
7. Luật Tư pháp người chưa thành niên;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 02 dự án luật:
1. Luật Chuyển đổi giới tính;
2. Luật Việc làm (sửa đổi).
Như vậy, tại kỳ họp Quốc hội thứ 7 và thứ 8 sẽ cho ý kiến với 11 dự án luật.
Cụ thể:
(1) Tại kỳ họp Quốc hội thứ 7:
- Luật Công chứng (sửa đổi);
- Luật Công đoàn (sửa đổi);
- Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
- Luật Địa chất và khoáng sản;
- Luật Phòng không nhân dân;
- Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
- Luật Tư pháp người chưa thành niên;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
(2) Tại kỳ họp Quốc hội thứ 8:
- Luật Chuyển đổi giới tính;
- Luật Việc làm (sửa đổi).
Nghị quyết 89/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 17/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?