Bỏ Sổ hộ khẩu: Hồ sơ cấp giấy xác nhận thân nhân người có công thay đổi ra sao từ ngày 01/01/2023?
- Quy định bãi bỏ các cụm từ liên quan đến sổ hộ khẩu trong hồ sơ cấp giấy xác nhận thân nhân người có công ra sao?
- Hồ sơ, thủ tục cấp giấy xác nhận thân nhân của người có công thay đổi thế nào sau khi bỏ sổ hộ khẩu?
- Thân nhân người có công được hưởng những chế độ ưu đãi nào từ Nhà nước?
- 04 Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện ưu đãi người có công là gì?
Quy định bãi bỏ các cụm từ liên quan đến sổ hộ khẩu trong hồ sơ cấp giấy xác nhận thân nhân người có công ra sao?
Căn cứ Nghị định 104/2022/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 21/12/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về việc bãi bỏ các cụm từ liên quan sổ hộ khẩu như sau:
Bãi bỏ, thay thế một số cụm từ quy định tại các nghị định
...
4. Bãi bỏ cụm từ “hoặc sổ hộ khẩu đã được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2021” tại điểm b khoản 1 Điều 116 và cụm từ “hoặc sổ hộ khẩu đã được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2021” tại khoản 3 Điều 130 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
Trong đó, Điều 116 Nghị định 131/2021/NĐ-CP là quy định về hồ sơ, thủ tục cấp giấy xác nhận thân nhân của người có công.
Như vậy, từ ngày 01/01/2023 sau khi bỏ sổ hộ khẩu, cụm từ "hoặc sổ hộ khẩu đã được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2021" sẽ không còn trong Hồ sơ cấp giấy xác thân nhân nhân của người có công.
Bỏ Sổ hộ khẩu: Hồ sơ cấp giấy xác nhận thân nhân người có công thay đổi ra sao từ ngày 01/01/2023? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, thủ tục cấp giấy xác nhận thân nhân của người có công thay đổi thế nào sau khi bỏ sổ hộ khẩu?
Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 116 Nghị định 131/2021/NĐ-CP và khoản 4 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, hồ sơ, thủ tục cấp giấy xác thân nhân của người có công từ ngày 01/01/2023 (sau khi bỏ sổ hộ khẩu) như sau:
- Người có công hoặc thân nhân người có công làm đơn đề nghị cấp giấy xác thân nhân nhân của người có công gửi Ủy ban nhân dâncấp xã nơi thường trú kèm bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận người có công hoặc Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
+ Huân chương, Huy chương kháng chiến; Huân chương, Huy chương chiến thắng; kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”; bằng “Có công với nước”.
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận mối quan hệ với người có công: Thẻ căn cước công dân.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm cấp giấy xác thân nhân nhân của người có công.
Như vậy, hồ sơ, thủ tục cấp giấy xác nhận thân nhân của người có công từ ngày 01/01/2023 sau khi bỏ Sổ hộ khẩu được thực hiện như trên.
Thân nhân người có công được hưởng những chế độ ưu đãi nào từ Nhà nước?
Tại Điều 5 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 về ưu đãi người có công với Cách, các chế độ ưu đãi đối với thân nhân người có công được quy định như sau:
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
a) Bảo hiểm y tế;
b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thân nhân người có công được hưởng 11 chế độ nêu trên.
Việc thực hiện các chế độ này được hướng dẫn cụ thể tại Chương III Nghị định 75/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/09/2021.
04 Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện ưu đãi người có công là gì?
Dựa trên nội dung được quy định tại Điều 7 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, 04 hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
- Khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi cho thân nhân của người có công với cách mạng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của thân nhân của người có công với cách mạng.
- Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi thân nhân của người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
- Lợi dụng việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi thân nhân của người có công với cách mạng để vi phạm pháp luật.
Như vậy, sẽ không được thực hiện 04 hành vi nêu trên khi thực hiện chế độ ưu đãi cho thân nhân người có công.
Nghị định 104/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?