Bộ pháp điển của Nhà nước được sử dụng để làm gì? Cấu trúc của Bộ pháp điển được quy định như thế nào?
Bộ pháp điển của Nhà nước được sử dụng để làm gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.
Theo Điều 5 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định như sau:
Sử dụng Bộ pháp điển
Bộ pháp điển được xây dựng theo quy định tại Pháp lệnh này là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, được sử dụng để tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật.
Căn cứ trên quy định Bộ pháp điển được xây dựng theo quy định tại Pháp lệnh này là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước.
Bộ pháp điển của Nhà nước được sử dụng để tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật.
Bộ pháp điển của Nhà nước được sử dụng để làm gì? (Hình từ Internet)
Cấu trúc của Bộ pháp điển được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định về cấu trúc của Bộ pháp điển như sau:
Cấu trúc của Bộ pháp điển
1. Bộ pháp điển được cấu trúc theo các chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Trong đề mục, tùy theo nội dung có thể có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.
2. Trong Bộ pháp điển, đề mục, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm được đánh số thứ tự, trường hợp có liên quan đến nội dung khác của Bộ pháp điển thì phải được chỉ dẫn.
Các điều trong Bộ pháp điển được ký hiệu để phân biệt hình thức văn bản quy phạm pháp luật và được ghi chú để nhận biết điều của văn bản quy phạm pháp luật được pháp điển.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định nêu trên về cấu trúc của Bộ pháp điển như sau
- Bộ pháp điển được cấu trúc theo các chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Trong đề mục, tùy theo nội dung có thể có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.
Theo khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định chủ đề là bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực.
Theo khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định đề mục là bộ phận cấu thành chủ đề, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.
- Trong Bộ pháp điển, đề mục, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm được đánh số thứ tự, trường hợp có liên quan đến nội dung khác của Bộ pháp điển thì phải được chỉ dẫn.
Các điều trong Bộ pháp điển được ký hiệu để phân biệt hình thức văn bản quy phạm pháp luật và được ghi chú để nhận biết điều của văn bản quy phạm pháp luật được pháp điển.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Ai có thẩm quyền quyết định lộ trình xây dựng Bộ pháp điển?
Theo Điều 8 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định về việc bổ sung chủ đề mới, quyết định lộ trình xây dựng Bộ pháp điển và phân công cơ quan thực hiện pháp điển như sau:
Bổ sung chủ đề mới, quyết định lộ trình xây dựng Bộ pháp điển và phân công cơ quan thực hiện pháp điển
1. Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề mới theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định lộ trình xây dựng Bộ pháp điển.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh này và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan thực hiện pháp điển đối với từng đề mục (sau đây gọi chung là pháp điển theo đề mục).
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định lộ trình xây dựng Bộ pháp điển.
Bên cạnh đó, căn cứ vào quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan thực hiện pháp điển đối với từng đề mục.
Dẫn chiếu theo Điều 4 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định về thẩm quyền thực hiện pháp điển như sau:
- Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình.
- Văn phòng Quốc hội thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành điều chỉnh những vấn đề không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
- Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?