Đề mục trong Bộ pháp điển là gì? Mỗi chủ đề của Bộ pháp điển có thể có bao nhiêu đề mục theo quy định?
Đề mục trong Bộ pháp điển là gì?
Theo khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định như sau:
3. Đề mục là bộ phận cấu thành chủ đề, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.
Theo quy định nêu trên thì đề mục trong Bộ pháp điển là bộ phận cấu thành chủ đề, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.
Đề mục trong Bộ pháp điển là gì? (Hình từ Internet)
Mỗi chủ đề của Bộ pháp điển có thể có bao nhiêu đề mục?
Theo khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định chủ đề là bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực.
Theo khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định về cấu trúc của Bộ pháp điển như sau:
Cấu trúc của Bộ pháp điển
1. Bộ pháp điển được cấu trúc theo các chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Trong đề mục, tùy theo nội dung có thể có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.
2. Trong Bộ pháp điển, đề mục, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm được đánh số thứ tự, trường hợp có liên quan đến nội dung khác của Bộ pháp điển thì phải được chỉ dẫn.
Các điều trong Bộ pháp điển được ký hiệu để phân biệt hình thức văn bản quy phạm pháp luật và được ghi chú để nhận biết điều của văn bản quy phạm pháp luật được pháp điển.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định nêu trên mỗi chủ đề của Bộ pháp điển có một hoặc nhiều đề mục. Trong đề mục, tùy theo nội dung có thể có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.
Trong Bộ pháp điển, đề mục, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm được đánh số thứ tự, trường hợp có liên quan đến nội dung khác của Bộ pháp điển thì phải được chỉ dẫn.
Đề mục trong Bộ pháp điển được quy định như thế nào?
Theo Điều 2 Nghị định 63/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật quy định về Đề mục trong Bộ pháp điển như sau:
Đề mục trong Bộ pháp điển
1. Đề mục là bộ phận cấu thành của chủ đề, trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.
2. Tên gọi của đề mục là tên gọi của văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội thuộc chủ đề.
3. Theo tên gọi của từng đề mục, các đề mục trong mỗi chủ đề được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt và được đánh số theo chữ số Ả Rập, bắt đầu từ số 1. Trường hợp bổ sung đề mục thì đề mục bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau đề mục cuối cùng đã có trong chủ đề.
4. Cấu trúc của đề mục được xây dựng theo bố cục của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục.
Việc bổ sung phần, chương, mục vào cấu trúc của đề mục được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
Căn cứ trên quy định về Đề mục trong Bộ pháp điển như sau:
- Đề mục là bộ phận cấu thành của chủ đề, trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.
- Tên gọi của đề mục là tên gọi của văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội thuộc chủ đề.
- Theo tên gọi của từng đề mục, các đề mục trong mỗi chủ đề được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt và được đánh số theo chữ số Ả Rập, bắt đầu từ số 1.
Trường hợp bổ sung đề mục thì đề mục bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau đề mục cuối cùng đã có trong chủ đề.
- Cấu trúc của đề mục được xây dựng theo bố cục của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục.
Việc bổ sung phần, chương, mục vào cấu trúc của đề mục được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 63/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bổ sung phần, chương, mục
Trường hợp các điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành không sắp xếp được theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này, thì tùy từng trường hợp, cơ quan thực hiện pháp điển bổ sung phần, chương, mục để sắp xếp các quy phạm pháp luật đó.
Vị trí phần, chương, mục bổ sung được sắp xếp ngay sau phần, chương, mục có nội dung liên quan nhất.
Theo đó, trường hợp các điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành không sắp xếp được theo quy định tại Điều 11 Nghị định 63/2013/NĐ-CP, thì tùy từng trường hợp, cơ quan thực hiện pháp điển bổ sung phần, chương, mục để sắp xếp các quy phạm pháp luật đó.
Vị trí phần, chương, mục bổ sung được sắp xếp ngay sau phần, chương, mục có nội dung liên quan nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc đối với người xin vào Đảng là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bài phát biểu trong ngày truyền thống cựu chiến binh ngắn gọn? Ngày truyền thống của Cựu chiến binh là ngày mấy?
- Một số mẫu bản kiểm điểm cuối năm thông dụng? Lưu ý khi viết bản kiểm điểm cuối năm? Bản kiểm điểm cuối năm là gì?
- Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?