Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định là đơn vị nào?
- Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định là đơn vị nào?
- Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đảm nhiệm các nhiệm vụ gì?
- Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn trong lựa chọn nhà đầu tư có trách nhiệm thế nào trong việc giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà đầu tư?
Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định là đơn vị nào?
Theo điểm a khoản 4 Điều 82 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 89 Nghị định 35/2021/NĐ-CP), bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn được quy định như sau:
Hội đồng tư vấn
...
4. Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn:
a) Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bộ phận thường trực giúp việc không gồm các cá nhân tham gia trực tiếp thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư của dự án đó;
...
Theo đó thì bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ phận thường trực giúp việc không gồm các cá nhân tham gia trực tiếp thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư của dự án đó.
Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định là đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đảm nhiệm các nhiệm vụ gì?
Tại điểm b khoản 4 Điều 82 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 89 Nghị định 35/2021/NĐ-CP) có nêu bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà đầu tư có kiến nghị nộp theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Nghị định này.
Bên cạnh đó tại khoản 5 Điều 81 Nghị định 25/2020/NĐ-CP cũng có nêu về nộp chi phí kiến nghị cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn như sau:
Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
...
5. Chi phí giải quyết kiến nghị theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định này được nhà đầu tư nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đối với trường hợp kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư do người có thẩm quyền giải quyết.
Theo đó khoản 6 Điều 7 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định về chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư như sau:
Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư
...
6. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư về kết quả lựa chọn nhà đầu tư là 0,02% tổng mức đầu tư của nhà đầu tư có kiến nghị nhưng tối thiểu là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng và tối đa là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng.
...
Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn trong lựa chọn nhà đầu tư có trách nhiệm thế nào trong việc giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà đầu tư?
Tại Điều 83 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định về giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà đầu tư như sau:
Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà đầu tư
1. Thời gian giải quyết kiến nghị quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 92 của Luật Đấu thầu được tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị.
2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư không đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 81 Nghị định này.
3. Nhà đầu tư được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị nhưng phải bằng văn bản.
4. Trong văn bản trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị cho nhà đầu tư phải có kết luận về nội dung kiến nghị. Trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là đúng phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà đầu tư có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà đầu tư có kiến nghị đã nộp cho Hội đồng tư vấn. Trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là không đúng thì trong văn bản trả lời phải giải thích rõ lý do.
Theo đó trong trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là đúng thì bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà đầu tư có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà đầu tư có kiến nghị đã nộp cho Hội đồng tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?