Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì? Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Vị trí và chức năng:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực sau:
+ Nông nghiệp
+ Lâm nghiệp
+ Diêm nghiệp
+ Thủy sản
+ Thủy lợi
+ Phòng, chống thiên tai
+ Phát triển nông thôn
+ Quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì anh có thể tham khảo tại Điều 2 Nghị định 15/2017/NĐ-CP.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Quản lý doanh nghiệp.
8. Văn phòng Bộ.
9. Thanh tra Bộ.
10. Cục Trồng trọt
11. Cục Bảo vệ thực vật.
12. Cục Chăn nuôi.
13. Cục Thú y.
14. Cục Quản lý xây dựng công trình.
15. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
16. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
17. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản.
18. Tổng cục Lâm nghiệp.
19. Tổng cục Thủy sản.
20. Tổng cục Thủy lợi.
21. Tổng cục Phòng, chống thiên tai.
22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
23. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I.
24. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.
25. Trung tâm Tin học và Thống kê.
26. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
27. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 21 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 22 đến khoản 27 là các tổ chức sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Phòng, chống thiên tai; ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ, không bao gồm các đơn vị quy định tại các khoản 18, 19, 20 và 21 Điều này.
Vụ Tổ chức cán bộ được tổ chức 06 phòng; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, được tổ chức 05 phòng; Vụ Hợp tác quốc tế được tổ chức 04 phòng; Vụ Pháp chế được tổ chức Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính; Thanh tra Bộ được tổ chức 07 phòng; Văn phòng Bộ được tổ chức 10 phòng;
Cục Trồng trọt được, tổ chức văn phòng và 08 phòng;
Cục Bảo vệ thực vật được tổ chức văn phòng, 09 phòng và 09 Chi cục;
Cục Chăn nuôi được tổ chức văn phòng và 07 phòng;
Cục Thú y được tổ chức văn phòng, 09 phòng và 10 chi cục;
Cục Quản lý xây dựng công trình được tổ chức văn phòng và 05 phòng;
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn được tổ chức văn phòng và 08 phòng;
Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản được tổ chức văn phòng, 06 phòng và 02 chi cục;
Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản được tổ chức văn phòng, 07 phòng và 06 Chi cục.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Quản lý doanh nghiệp.
8. Văn phòng Bộ.
9. Thanh tra Bộ.
10. Cục Trồng trọt
11. Cục Bảo vệ thực vật.
12. Cục Chăn nuôi.
13. Cục Thú y.
14. Cục Quản lý xây dựng công trình.
15. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
16. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
17. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản.
18. Tổng cục Lâm nghiệp.
19. Tổng cục Thủy sản.
20. Tổng cục Thủy lợi.
21. Tổng cục Phòng, chống thiên tai.
22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
23. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I.
24. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.
25. Trung tâm Tin học và Thống kê.
26. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
27. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 21 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
+ Các đơn vị quy định từ khoản 22 đến khoản 27 là các tổ chức sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể có tối đa bao nhiêu Thứ trưởng?
Căn cứ vào Điều 38 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định như sau:
Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tối đa không quá 05 Thứ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?