Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những đơn vị sự nghiệp công lập nào? Thực hiện chức năng gì?
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những đơn vị sự nghiệp công lập nào? Thực hiện chức năng gì?
- Cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng quy định đúng không?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tư cách là người đứng đầu bộ được quy định ra sao?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những đơn vị sự nghiệp công lập nào? Thực hiện chức năng gì?
Tại Điều 3 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Văn phòng Bộ.
8. Thanh tra Bộ.
9. Cục Trồng trọt.
10. Cục Bảo vệ thực vật.
11. Cục Chăn nuôi.
12. Cục Thú y.
13. Cục Quản lý xây dựng công trình.
14. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
15. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.
16. Cục Thủy lợi.
17. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
18. Cục Lâm nghiệp.
19. Cục Kiểm lâm.
20. Cục Thủy sản.
21. Cục Kiểm ngư.
22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
23. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
24. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
25. Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.
26. Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
27. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
28. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 21 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 22 đến khoản 28 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
Theo đóm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các đơn vị sự nghiệp công lập sau:
- Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
- Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.
- Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
- Báo Nông nghiệp Việt Nam.
- Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những đơn vị sự nghiệp công lập nào? Thực hiện chức năng gì? (hình từ internet)
Cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng quy định đúng không?
Tại Điều 3 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
....
22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
23. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
24. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
25. Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.
26. Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
27. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
28. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 21 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 22 đến khoản 28 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là người có thẩm quyền quy định cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ này.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tư cách là người đứng đầu bộ được quy định ra sao?
Tại Điều 34 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng với tư cách là người đứng đầu Bộ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.
2. Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.
3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
4. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công.
5. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
6. Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
7. Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
8. Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
10. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
11. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
12. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
13. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy, với tư cách là người đứng đầu bộ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn kể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?