Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân gồm tối đa bao nhiêu ký tự và có cấu trúc như thế nào?
- Ai có thẩm quyền xác định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân?
- Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân gồm tối đa bao nhiêu ký tự và có cấu trúc như thế nào?
- Nguyên tắc xác định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân như nào?
Ai có thẩm quyền xác định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị cá nhân trong ngành Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 1623/2017/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Thẩm quyền xác định bộ mã số định danh
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xác định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân.
....
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xác định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân.
Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân (Hình từ Internet)
Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân gồm tối đa bao nhiêu ký tự và có cấu trúc như thế nào?
Theo Điều 5 Quy định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị cá nhân trong ngành Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 1623/2017/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân (tại Phụ lục số 01, 02, 03 kèm theo Quy định này ban hành kèm theo Quyết định 1623/2017/QĐ-TANDTC) gồm tối đa 09 ký tự chữ và số, có cấu trúc như sau:
(1) Phần I (ô số 1) gồm 2 ký tự chữ "TA" để chỉ cơ quan Tòa án nói chung.
(2) Phần II (ô số 2, 3, 4) gồm 07 chữ số, chia thành 03 nhóm. Mỗi nhóm được liên kết với nhau bằng dấu “.” để chỉ các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Giữa Phần 1 và Phần 2 liên kết với nhau bởi dấu “.”. Trong đó:
- Nhóm 1 (ô số 2) gồm 02 chữ số, cụ thể như sau:
+ 01- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
+ 02- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
+ 03- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
+ 04-Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao;
+ Từ 05 đến 24: Các vụ và tương đương (sau đây gọi chung là đơn vị cấp vụ) trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao (như các vụ Giám đốc kiểm tra, Vụ Tổng hợp, Vụ TCCB, Ban Thanh tra,...theo nguyên tắc các vụ trước, Cục, Ban, Báo, Tạp chí, Học viện Tòa án sau).
Hiện tại đến số 18, từ 18 đến 24 là dự trù cho việc thành lập thêm các đơn vị mới;
+ Từ 25-30 là các Tòa án nhân dân cấp cao (hiện tại có Tòa án nhân dân cấp cao 1, 2, 3 và dự trù sắp tới có Tòa án nhân dân cấp cao 4, 5, 6);
+ Từ 31-93 là các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, được sắp xếp thứ tự theo vần A, B, C (từ 94 đến 99 là dự trù cho việc thành lập thêm đơn vị Tòa án nhân dân cấp tỉnh mới).
- Nhóm II (ô số 3) gồm 02 chữ số, định danh với các đơn vị trực thuộc đơn vị cấp vụ trở xuống, cụ thể như sau:
+ Đối với các đơn vị cấp vụ và tương đương:
++ 01- Lãnh đạo cấp vụ; 02- Phòng tham mưu tổng hợp;
++ Từ 03 trở đi là các phòng trực thuộc khác, số lượng, tên gọi, thứ tự các phòng thực hiện theo quy định hiện hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao (như Quyết định số 918/2015/QĐ-TANDTC ngày 23/6/2015...).
+ Đối với Tòa án nhân dân cấp cao:
++ 01- Lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao;
++ 02-Văn phòng;
++ Từ 03 trở đi là các Tòa chuyên trách, các đơn vị Văn phòng, Phòng kiểm tra giám đốc,...(đơn vị cấp phòng) trực thuộc Tòa án nhân dân cấp cao.
Số lượng, tên gọi, thứ tự các Tòa chuyên trách và các đơn vị cấp phòng thực hiện theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập các Tòa án nhân dân cấp cao và các Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc thành lập các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp cao.
+ Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
++ 01- Lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
++ 02-Văn phòng;
+ Từ 03 đến 15 là các Tòa chuyên trách, các đơn vị cấp phòng trực thuộc (hiện có hoặc sẽ thành lập thêm), số lượng, tên gọi, thứ tự các Tòa chuyên trách và các đơn vị cấp phòng được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;
+ Từ 16 trở đi là các Tòa án nhân dân cấp huyện, được sắp thành phố trước, thị xã rồi đến huyện hoặc quận trước, huyện sau.
Trường hợp trong đơn vị cấp tỉnh có nhiều quận, thành phố, thị xã và huyện thì sắp xếp theo thứ tự A, B, C đối với từng loại hình quận, thành phố, thị xã, huyện.
- Nhóm III (ô số 4) gồm 03 chữ số, định danh các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện; các Khoa thuộc Học viện Tòa án và Văn phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp cao. Cụ thể như sau:
+ Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện từ 001 đến 009.
Trong đó 001-Văn phòng; 002- Tòa hình sự; 003- Tòa dân sự; 004- Tòa Gia đình và người chưa thành niên; 005- Tòa xử lý hành chính, số lượng, tên gọi, thứ tự các Tòa chuyên trách được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
+ Đối với các Khoa thuộc Học viện Tòa án, từ 001 đến 009 để định danh các Tổ bộ môn thuộc Khoa (nếu có).
+ Đối với Văn phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp cao từ 001 đến 009. Trong đó 001- Phòng Hành chính tư pháp; 02- Phòng Kế toán Quản trị; 03- Phòng Tổ chức-Cán bộ, thanh tra và thi đua khen thưởng; 04-Phòng Lưu trữ hồ sơ.
Số lượng, tên gọi và thứ tự các phòng được thực hiện theo Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tổ chức, bộ máy của Tòa án nhân dân cấp cao.
Nguyên tắc xác định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân như nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị cá nhân trong ngành Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 1623/2017/QĐ-TANDTC quy định nguyên tắc xác định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân như sau:
- Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân phải xác định được đến từng đơn vị cơ sở cấp thấp nhất.
- Đảm bảo mỗi đơn vị có một mã số định danh riêng, không trùng lặp trong toàn ngành Tòa án nhân dân, được sử dụng ổn định lâu dài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?