Bộ Lao động Thương binh và xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
- Bộ Lao động Thương binh và xã hội có chức năng quản lý đối với những lĩnh vực gì?
- Bộ Lao động Thương binh và xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
- Giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội là những đơn vị hành chính nào?
Bộ Lao động Thương binh và xã hội có chức năng quản lý đối với những lĩnh vực gì?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 62/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cụ thể như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Theo đó, Bộ Lao động Thương binh và xã hội có chức năng quản lý đối với những lĩnh vực sau:
(1) Lao động, tiền lương;
(2) Việc làm;
(3) Giáo dục nghề nghiệp;
(4) Bảo hiểm xã hội;
(5) An toàn, vệ sinh lao động;
(6) Người có công;
(7) Bảo trợ xã hội;
(8) Trẻ em;
(9) Bình đẳng giới;
(10) Phòng, chống tệ nạn xã hội;
(11) Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Bộ Lao động Thương binh và xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng? (Hình từ Internet)
Bộ Lao động Thương binh và xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP quy đinh về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động Thương binh và xã hội như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
7. Lĩnh vực việc làm:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc làm; tuyển dụng và quản lý người lao động Việt Nam; thống nhất quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Hướng dẫn và tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, công bố các thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; ban hành quy chế quản lý, khai thác sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động;
c) Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm;
d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
đ) Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
8. Lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Xúc tiến mở rộng, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước;
c) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; quy định nội dung, chương trình và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Quyết định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh thông tin, thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp;
e) Quản lý Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Bộ Lao động Thương binh và xã hội có một số nhiệm vụ và quyền hạn sau đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
(1) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
(2) Xúc tiến mở rộng, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước;
(3) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài;
....
Và một số nhiệm vụ quyền hạn khác đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định pháp luật nêu trên.
Giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội là những đơn vị hành chính nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 62/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Bảo hiểm xã hội.
2. Vụ Bình đẳng giới.
3. Vụ Pháp chế.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
7. Văn phòng.
8. Thanh tra.
9. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.
10. Cục Việc làm.
11. Cục Quản lý lao động ngoài nước.
12. Cục An toàn lao động.
13. Cục Người có công.
14. Cục Bảo trợ xã hội.
15. Cục Trẻ em.
16. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
17. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
18. Viện Khoa học Lao động và Xã hội.
19. Trung tâm Công nghệ Thông tin.
20. Báo Dân trí.
21. Tạp chí Lao động và Xã hội.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 17 Điều này là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 18 đến khoản 21 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 03 phòng.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì các đơn vị vị hành chính có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
(1) Vụ Bảo hiểm xã hội.
(2) Vụ Bình đẳng giới.
(3) Vụ Pháp chế.
(4) Vụ Hợp tác quốc tế.
(5) Vụ Tổ chức cán bộ.
(6) Vụ Kế hoạch - Tài chính.
(7) Văn phòng.
(8) Thanh tra.
(9) Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.
(10) Cục Việc làm.
(11) Cục Quản lý lao động ngoài nước.
(12) Cục An toàn lao động.
(13) Cục Người có công.
(14) Cục Bảo trợ xã hội.
(15) Cục Trẻ em.
(16) Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
(17) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?