Bộ hồ sơ báo cáo tài chính năm đối với doanh nghiệp bao gồm những gì? Lập báo cáo tài chính không đúng biểu mẫu thì bị xử phạt bao nhiêu?
Bộ hồ sơ báo cáo tài chính năm đối với doanh nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định Bộ hồ sơ báo cáo tài chính năm đối với doanh nghiệp bao gồm
- Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính - Mẫu số B 09 - DN
Lưu ý: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình. Hoặc áp dụng quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC
Bộ hồ sơ báo cáo tài chính năm đối với doanh nghiệp bao gồm những gì? Lập báo cáo tài chính không đúng biểu mẫu thì bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Bộ hồ sơ báo cáo tài chính năm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định bộ hồ sơ báo cáo tài chính năm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
(1) Đối với hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
- Báo cáo bắt buộc:
+ Báo cáo tình hình tài chính - Mẫu số B01a - DNN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02 - DNN
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính - Mẫu số B09 - DNN
Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b - DNN thay cho Mẫu số B01a - DNN.
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN).
- Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DNN
(2) Đối với hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
- Báo cáo bắt buộc:
+ Báo cáo tình hình tài chính - Mẫu số B01 - DNNKLT
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02 - DNN
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính - Mẫu số B09 - DNNKLT
- Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03 - DNN
(3) Đối với hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính - Mẫu số B01 - DNSN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02 - DNSN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính - Mẫu số B09 - DNSN
Lập báo cáo tài chính không đúng biểu mẫu thì bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;
b) Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định;
b) Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập báo cáo tài chính theo quy định;
b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
c) Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo đó, lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu thì chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm thì mức phạt là gấp hai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?