Bộ Công Thương có thể rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp khi không có đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra không?
- Bộ Công Thương có thể rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp khi không có đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra không?
- Việc thẩm định hồ sơ yêu cầu rà soát áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện trong thời gian bao lâu?
- Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm các nội dung nào?
Bộ Công Thương có thể rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp khi không có đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra không?
Căn cứ Điều 90 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp
1. Việc rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra được thực hiện như sau:
a) Sau 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo đề nghị của một hoặc nhiều bên liên quan trong vụ việc điều tra và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp;
b) Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đang có hiệu lực;
c) Thời hạn rà soát quy định tại khoản này là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
2. Việc rà soát cuối kỳ được thực hiện như sau:
a) 01 năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
b) Nội dung của việc rà soát nhằm xác định sự cần thiết, tính hợp lý và tác động kinh tế - xã hội của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
c) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định gia hạn hoặc không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
d) Thời hạn rà soát cuối kỳ là không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
...
Theo đó, 01 năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
Như vậy, Bộ Công Thương có thể rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp ngay cả khi không có đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra.
Bộ Công Thương có thể rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp khi không có đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra không? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định hồ sơ yêu cầu rà soát áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện trong thời gian bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 56 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định:
Thẩm định Hồ sơ yêu cầu rà soát
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu rà soát. Nếu Hồ sơ yêu cầu rà soát chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo yêu cầu bổ sung cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu rà soát đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu rà soát đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Bên cạnh đó, trong thời hạn 15 ngày đầu tiên, kể từ ngày nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu rà soát. Nếu Hồ sơ yêu cầu rà soát chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo yêu cầu bổ sung cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, tổ chức hoặc cá nhân có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
- Nhà sản xuất trong nước;
- Nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài;
- Nhà nhập khẩu;
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa nhập khẩu.
Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ Điều 71 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các nội dung sau:
1. So sánh hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước;
2. Khả năng thay thế của hàng hóa nhập khẩu;
3. Năng lực sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Công Thương tiến hành xem xét quyết định rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại dựa trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu rà soát.
Theo đó, việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm các nội dung sau:
- So sánh hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước;
- Khả năng thay thế của hàng hóa nhập khẩu;
- Năng lực sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?
- Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh mới nhất hiện nay? Hợp đồng này có hiệu lực từ thời điểm nào?
- Cách viết mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ? Tải về mẫu hợp đồng lao động?