Bộ Công Thương có được ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ khi không có bên yêu cầu không?
- Tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ có phải cung cấp bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ không?
- Trường hợp không có bên yêu cầu Bộ Công Thương có được ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ không?
- Cơ quan điều tra tiến hành lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ khi không có bên yêu cầu phải đảm bảo những nội dung gì?
Tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ có phải cung cấp bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 46 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định:
Căn cứ tiến hành điều tra
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra khi có Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước với điều kiện tổng khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất bởi các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra trong trường hợp Cơ quan điều tra lập hồ sơ cung cấp bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ.
Theo đó, trường hợp tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ phải cung cấp bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ.
Lưu ý:
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước được nộp với điều kiện tổng khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất bởi các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.
Bộ Công Thương có được ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ khi không có bên yêu cầu không? (Hình từ Internet)
Trường hợp không có bên yêu cầu Bộ Công Thương có được ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định:
Lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp không có Bên yêu cầu
1. Trong trường hợp không có Bên yêu cầu nhưng có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.
....
Theo đó, trường hợp không có bên yêu cầu Bộ Công Thương có thể ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ cho ngành sản xuất trong nước.
Lưu ý. Bộ Công Thương có thể ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ cho ngành sản xuất trong nước khi có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và có hồ sơ yêu cầu áp dụng điều tra biện pháp tự vệ từ Cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan điều tra tiến hành lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ khi không có bên yêu cầu phải đảm bảo những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định:
Lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp không có Bên yêu cầu
...
2. Nội dung hồ sơ do Cơ quan điều tra lập phải bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 47 của Nghị định này (trừ điểm a, điểm b và điểm c khoản 2).
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
Như vậy, dẫn chiếu tới quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, cơ quan điều tra tiến hành lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ khi không có bên yêu cầu phải đảm bảo những nội dung sau đây:
- Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm:
+ Tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi;
+ Thành phần;
+ Các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản;
+ Mục đích sử dụng chính;
+ Quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam;
+ Mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
- Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam;
- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu;
- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu.
+ Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp Hồ sơ yêu cầu;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
- Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?