Biểu tượng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật là gì? Những môn thể thao chỉ có ở Paralympic?

Biểu tượng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật là gì? Những môn thể thao chỉ có ở Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật? Người khuyết tật tại Việt Nam có được tham gia thi đấu thể thao quốc tế hay không theo quy định?

Biểu tượng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật là gì? Người khuyết tật tại Việt Nam có được tham gia thi đấu thể thao quốc tế?

Không giống như năm vòng tròn Olympic, biểu tượng của Paralympic là ba vòng Agitos (trong tiếng Latinh có nghĩa là: “Tôi chuyển động”) có các màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây, đó là những màu sắc đại diện được sử dụng rộng rãi nhất trong quốc kì của các quốc gia. Ba vòng Agitos tụ lại một điểm trung tâm chính là biểu trưng cho các vận động viên từ mọi nơi trên thế giới tụ họp lại.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Căn cứ Điều 14 Luật Thể dục, Thể thao 2006 quy định về thể dục, thể thao cho người khuyết tật như sau:

Thể dục, thể thao cho người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, hoà nhập cộng đồng; bảo đảm cơ sở vật chất và chế độ, chính sách cho vận động viên thể thao khuyết tật tập luyện và thi đấu các giải thể thao quốc gia, quốc tế.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao các cấp phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao, cơ quan, tổ chức có liên quan tạo điều kiện, hướng dẫn người khuyết tật tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.
4. Công trình thể thao phải được thiết kế phù hợp để người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao.

Như vậy, theo quy định thì người khuyết tật là vận động viên thể thao khuyết tật được Nhà nước tạo điều kiện tập luyện và thi đấu các giải thể thao quốc tế.

Biểu tượng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật là gì? Những môn thể thao chỉ có ở Paralympic?

Biểu tượng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật là gì? Những môn thể thao chỉ có ở Paralympic? (Hình từ Internet)

Những môn thể thao chỉ có ở Paralympic? Vận động viên đạt huy chương vàng tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật sẽ được thưởng bao nhiêu tiền?

Ném bóng lục lạc (Goalball) và ném bóng màu (Boccia) là những môn thể thao chỉ có tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật.

Ban đầu được thiết kế cho những người bị bại não nặng, boccia tương tự như boccie và dành cho những người sử dụng xe lăn và bị suy giảm khả năng vận động của họ.

Mặt khác, goalball là môn thể thao đồng đội dành cho các vận động viên khiếm thị liên quan đến việc cố gắng ném một quả bóng có gắn chuông vào khung thành của đối phương. Người chơi được bịt mắt để những người chơi bị mù một phần và hoàn toàn có thể thi đấu trên một sân chơi bình đẳng.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Căn cứ theo Phụ lục II quy định mức tiền thưởng đối với vận động viên lập thành tích tại các đại học, giải thi đấu thể thao quốc tế ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên cuộc thi

HCV

HCB

HCĐ

Phá kỷ lục

I

Đại hội thể thao





1

Paralympic

220

140

85

+ 85

2

Paralympic trẻ

45

30

20

+ 20

3

Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á (ASIAN PARA Games)

80

50

30

+30

4

Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á

25

15

10

+10

Như vậy, vận động viên thể thao khuyết tật đạt huy chương vàng ở Thế vận hội dành cho Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 sẽ được thưởng 220.000.000 đồng.

Nguồn kinh phí chi trả cho các chế độ đối với vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu từ đâu?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định kinh phí thực hiện như sau:

- Kinh phí chi trả cho các chế độ được bố trí trong dự toán ngân sách thể dục, thể thao hàng năm theo chế độ hiện hành của Nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:

+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia;

Chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia đạt thành tích thi đấu tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế;

+ Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên thuộc bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý;

Chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao quốc gia và các giải thi đấu thể thao của bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

- Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đảm bảo các chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thuộc nội dung chi của từng quỹ.

- Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện các chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, đơn vị, cá nhân huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để bổ sung hỗ trợ, khuyến khích huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.

Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Paralympic là gì? Thế vận hội dành cho Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 được tổ chức tại đâu? Paralympic có những môn nào?
Pháp luật
Thế vận hội người khuyết tật paris 2024 mấy ngày? Thế vận hội dành cho người khuyết tật là gì?
Pháp luật
Vận động viên tham dự Paralympic Games sẽ được hưởng chế độ dinh dưỡng như thế nào? Được chữa trị chấn thương ở đâu?
Pháp luật
Huy chương vàng thế vận hội Paralympic được thưởng bao nhiêu tiền? Thế vận hội Paralympic được tổ chức ở đâu?
Pháp luật
Thế vận hội dành cho người khuyết tật Việt Nam tham gia lần đầu vào năm nào? Tiền thưởng khi giành được huy chương tại thế vận hội là bao nhiêu?
Pháp luật
Thế vận hội Paralympic đầu tiên tổ chức tại đâu? Nước nào tổ chức Thế vận hội Paralympic lần thứ 17?
Pháp luật
Đạt huy chương trong Thế vận hội Paralympic lần thứ 17 vận động viên được thưởng bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Paralympic 2024 được tổ chức ở đâu? Đạt huy chương tại Paralympic 2024 được thưởng bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Games, vận động viên được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu?
Pháp luật
Biểu tượng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật là gì? Những môn thể thao chỉ có ở Paralympic?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
629 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào