Biểu diễn nghệ thuật có hành vi xuyên tạc lịch sử sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động, kịp thời khắc phục hậu quả?
Biểu diễn nghệ thuật có hành vi xuyên tạc lịch sử sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động, kịp thời khắc phục hậu quả?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật như sau:
Dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;
c) Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định tại Nghị định này.
3. Văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải nêu rõ lý do, thời điểm dừng.
4. Tổ chức, cá nhân phải dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kịp thời khắc phục hậu quả. Trường hợp tiếp tục thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tổ chức, cá nhân có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân liên quan biết, thực hiện.
6. Tổ chức, cá nhân bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Biểu diễn nghệ thuật có hành vi xuyên tạc lịch sử sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động, kịp thời khắc phục hậu quả? (Hình từ Internet)
Trong đó, các vi phạm được nêu tại điểm a khoản 1 Điều 17 là:
- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
- Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
- Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Theo đó, hành vi biểu diễn nghệ thuật xuyên tạc lịch sử là một trong các trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân phải kịp thời khắc phục hậu quả. Trường hợp tiếp tục thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tổ chức, cá nhân có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tổ chức, cá nhân bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Có mấy hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo quy định hiện hành?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về Hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật như sau:
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2020/NĐ-CP.
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2020/NĐ-CP.
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác không thuộc hình thức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP.
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành có 04 hình thức được nêu trê
Hồ sơ tổ chức biểu diễn bao gồm những tài liệu gì?
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục được quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP gồm:
- Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP);
Xem và tải Mẫu Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật Tải về
- Kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả, người chịu trách nhiệm chính về nội dung chương trình (đối với tác phẩm nước ngoài phải kèm bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch).
Xem và tải Mẫu Văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thơ lục bát 20 11 ngắn tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam? Có tổ chức khen thưởng giáo viên vào ngày 20 tháng 11 không?
- Hoa hậu quốc tế được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào? Phải có Phiếu lý lịch tư pháp khi đăng ký dự thi Hoa hậu quốc tế?
- Mẫu đánh giá về kỹ thuật đối với gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ không qua mạng?
- Thông tư 76/2024 hướng dẫn công bố thông tin và báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thế nào?
- Bị đình chỉ hoạt động biểu diễn có được ra nước ngoài tham dự cuộc thi sắc đẹp không? Trường hợp nào người đẹp bị đình chỉ hoạt động?