Biên tập viên có phải xin cấp đổi thẻ nhà báo khi chuyển công tác sang cơ quan báo chí mới hay không?
Biên tập viên có phải xin cấp đổi thẻ nhà báo khi chuyển công tác sang cơ quan báo chí mới hay không?
Việc cấp đổi thẻ nhà báo được quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Báo chí 2016 như sau:
Cấp, đổi, thu hồi thẻ nhà báo
1. Thẻ nhà báo cấp cho những người có đủ Điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 27 của Luật này để hoạt động báo chí.
2. Kỳ hạn cấp thẻ nhà báo là 05 năm. Thời hạn sử dụng thẻ nhà báo được ghi trên thẻ. Trong trường hợp đặc biệt, việc gia hạn thời hạn sử dụng thẻ nhà báo do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
Hết kỳ hạn của thẻ nhà báo, Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp đổi thẻ nhà báo theo kỳ hạn mới.
3. Người đã được cấp thẻ nhà báo khi chuyển sang làm việc tại cơ quan, đơn vị công tác khác mà vẫn thuộc đối tượng được cấp thẻ nhà báo theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì phải làm thủ tục xin đổi thẻ nhà báo về cơ quan mới.
4. Trường hợp thẻ nhà báo bị mất, bị hỏng, người đã được cấp thẻ nhà báo phải làm thủ tục xin cấp lại thẻ nhà báo.
Đơn đề nghị cấp lại thẻ nhà báo phải có ý kiến xác nhận của cơ quan báo chí, cơ quan công tác, công an xã, phường, thị trấn nơi mất thẻ về trường hợp mất thẻ; trường hợp thẻ bị hỏng thì phải gửi kèm theo thẻ cũ.
...
Dẫn chiếu Điều 26 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo
1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
2. Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
4. Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
...
Từ những quy định trên thì khi chuyển công tác sang cơ quan báo chí mới mà vẫn thuộc đối tượng được cấp thẻ thì biên tập viên phải làm thủ tục xin đổi thẻ nhà báo về cơ quan mới.
Biên tập viên có phải xin cấp đổi thẻ nhà báo khi chuyển công tác sang cơ quan báo chí mới hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan báo chí phải lập văn bản đề nghị cấp đổi thẻ nhà báo cho biên tập viên mới về công tác theo mẫu nào?
Hồ sơ đề nghị cấp đổi thẻ nhà báo được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT như sau:
Hồ sơ, thủ tục đổi thẻ nhà báo
1. Cơ quan báo chí, cơ quan công tác mới của người đề nghị đổi thẻ nhà báo gửi 01 bộ hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan báo chí, cơ quan công tác mới của người đề nghị đổi thẻ nhà báo (Mẫu số 04);
b) Bản sao điện tử (trường hợp gửi hồ sơ trên Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông) hoặc bản sao (trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) Quyết định tiếp nhận công tác hoặc Hợp đồng lao động;
c) Văn bản của cơ quan trước khi chuyển công tác, trong đó nêu rõ thời điểm chấm dứt làm việc và xác nhận người đề nghị đổi thẻ nhà báo không thuộc một hoặc các trường hợp quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 3 Điều 27 Luật Báo chí (Mẫu số 05);
d) Danh sách tác phẩm báo chí đã đăng, phát đối với trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 26 Luật Báo chí (Mẫu số 02).
2. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét đổi thẻ nhà báo; trường hợp từ chối đổi thẻ, các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này thông báo, nêu rõ lý do trên Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc bằng văn bản.
Theo đó, cơ quan báo chí phải lập văn bản đề nghị cấp đổi thẻ nhà báo cho biên tập viên mới về công tác theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 31/2021/TT-BTTTT TẢI VỀ.
Hướng dẫn ghi mẫu văn bản đề nghị cấp đổi thẻ nhà báo mới nhất?
Như đã nêu ở trên thì văn bản đề nghị cấp đổi thẻ nhà báo sẽ được lập theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 31/2021/TT-BTTTT TẢI VỀ, cụ thể là mẫu sau:
Các thông tin trên văn bản đề nghị nêu trên phải được ghị như sau:
(1) Tên cơ quan báo chí, cơ quan công tác mới.
(2) Văn bản gửi đến Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng thuộc các cơ quan báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, hội nhà báo các cấp và giảng viên chuyên ngành về báo chí;
Văn bản gửi đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
(3) Viết chữ in hoa đủ dấu.
(4) Ghi theo kỳ hạn của thẻ nhà báo đã được cấp (ví dụ: 2021 - 2025).
(5) Tên cơ quan ghi trên thẻ nhà báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?