Biện pháp trồng lại rừng được thực hiện đối với diện tích đất rừng như thế nào? Nội dung của biện pháp trồng lại rừng được quy định như thế nào?
Nội dung quy hoạch lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp như sau:
Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp
...
2. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ căn cứ của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia;
b) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực của cả nước hoặc địa phương.
Căn cứ Điều 11 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về nội dung quy hoạch lâm nghiệp như sau:
Thời kỳ và nội dung quy hoạch lâm nghiệp
1. Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là 10 năm; tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.
2. Nội dung quy hoạch lâm nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết;
b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động;
c) Dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp;
d) Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành;
đ) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp;
e) Định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
g) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;
h) Định hướng phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản;
i) Giải pháp, nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch.
Theo đó, thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là 10 năm; tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.
Nội dung quy hoạch lâm nghiệp bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 11 nêu trên. Trong đó có định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Trồng lại rừng (Hình từ Internet)
Biện pháp trồng lại rừng được thực hiện đối với diện tích đất rừng như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về trồng lại rừng như sau:
Trồng lại rừng
1. Đối tượng:
a) Diện tích đất rừng trồng sau khai thác trắng;
b) Diện tích rừng bị thiệt hại do thiên tai và các nguyên nhân khác không có khả năng phục hồi tự nhiên thành rừng;
c) Diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) sau khai thác các loài cây trồng xen, trồng cây mọc nhanh cải tạo đất.
...
Theo đó, biện pháp trồng lại rừng được thực hiện đối với diện tích đất rừng trồng sau khai thác trắng; diện tích rừng bị thiệt hại do thiên tai và các nguyên nhân khác không có khả năng phục hồi tự nhiên thành rừng; diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) sau khai thác các loài cây trồng xen, trồng cây mọc nhanh cải tạo đất.
Nội dung của biện pháp trồng lại rừng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về trồng lại rừng như sau:
Trồng lại rừng
...
2. Nội dung biện pháp:
a) Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thuộc rừng đặc dụng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
Đối tượng thuộc rừng phòng hộ, thực hiện biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
Đối tượng thuộc rừng sản xuất, thực hiện biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này và sau 03 chu kỳ khai thác trở lên cần thay đổi cây trồng bằng một loài cây trồng lâm nghiệp khác thích hợp, nhằm hạn chế phát sinh dịch sâu, bệnh hại hoặc bị suy giảm năng suất, chất lượng rừng trồng.
b) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện biện pháp khai thác rừng theo băng khi cây rừng có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém; chiều rộng của băng chặt và băng chừa bằng 2/3 chiều cao của cây rừng;
Các biện pháp kỹ thuật khác thực hiện theo điểm a, điểm b, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
Khi cây trồng đạt chiều cao từ 08 m trở lên, khai thác băng chừa và trồng lại rừng như đối với băng chặt.
Theo đó, tùy thuộc vào loại diện tích đất cần trồng lại rừng mà sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 12 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?