Biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ được áp dụng trong trường hợp nào?
- Biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ được áp dụng trong trường hợp nào?
- Nguyên tắc thu tiền, tài sản từ bên thứ ba đang giữ tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế là gì?
- Bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế hay không?
Biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ được áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ
1. Đối tượng áp dụng
Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ (sau đây gọi là bên thứ ba) được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
b) Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc đang giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế, bao gồm: Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ đến hạn phải trả cho người nộp thuế bị cưỡng chế. Tổ chức, cá nhân, kho bạc nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng được người nộp thuế bị cưỡng chế ủy quyền giữ hộ tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá hoặc cơ quan quản lý thuế có đủ căn cứ chứng minh số tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó đang giữ là thuộc sở hữu của người nộp thuế bị cưỡng chế.
Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi thuộc đối tượng bị cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính về quản lý thuế nêu trên. Mà cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc đang giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế thì áp dụng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
Biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ được áp dụng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thu tiền, tài sản từ bên thứ ba đang giữ tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 36 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định như sau về nguyên tắc thu tiền, tài sản từ bên thứ ba đang giữ tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế:
- Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho người nộp thuế bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ thay cho người nộp thuế bị cưỡng chế.
- Trường hợp tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Số tiền bên thứ ba nộp vào ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho người nộp thuế bị cưỡng chế. Căn cứ vào chứng từ thu tiền, tài sản khác của bên thứ ba, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thông báo cho người nộp thuế bị cưỡng chế và các cơ quan liên quan được biết.
Bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 36 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ, đang giữ tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ
...
5. Trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ, đang giữ tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế
a) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản khác đang nắm giữ của đối tượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nêu rõ số tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản.
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu xác minh thông tin của cơ quan quản lý thuế thì bên thứ ba không được chuyển trả tiền (bao gồm cả khoản nợ phải thanh toán cho người nộp thuế), tài sản khác cho người nộp thuế bị cưỡng chế cho đến khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý thuế để làm thủ tục bán đấu giá tài sản.
c) Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì phải có văn bản giải trình với cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
d) Bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế phải thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế trong thời hạn 15 ngày kê từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp bên thứ ba đang có khoản nợ phải trả người nộp thuế bị cưỡng chế thì thực hiện nộp thay cho người nộp thuế ngay trong ngày khoản nợ đến hạn thanh toán. Trường hợp bên thứ ba không thực hiện nộp thay cho người nộp thuế bị cưỡng chế đúng thời hạn thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
Theo đó, bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế phải thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc đối với người xin vào Đảng là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bài phát biểu trong ngày truyền thống cựu chiến binh ngắn gọn? Ngày truyền thống của Cựu chiến binh là ngày mấy?
- Một số mẫu bản kiểm điểm cuối năm thông dụng? Lưu ý khi viết bản kiểm điểm cuối năm? Bản kiểm điểm cuối năm là gì?
- Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?