Biện pháp phòng vệ thương mại là gì? Việt Nam đang sử dụng những biện pháp phòng vệ thương mại nào?
Biện pháp phòng vệ thương mại là gì? Việt Nam đang sử dụng những biện pháp phòng vệ thương mại nào?
Biện pháp phòng vệ thương mại là những biện pháp tạm thời về thương mại, nhằm ngăn chặn, hạn chế hàng hóa nhập khẩu. Với mục đích bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Căn cứ khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định Việt Nam hiện nay có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là: biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ.
Các biện pháp phòng vệ thương mại này do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể. Trong đó:
- Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước, căn cứ khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
- Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước, căn cứ khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
- Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước, căn cứ khoản 1 Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Biện pháp phòng vệ thương mại là gì? Việt Nam đang sử dụng những biện pháp phòng vệ thương mại nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là gì?
Căn cứ Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định nguyên tắc trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
1. Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
2. Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.
3. Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
4. Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
5. Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
6. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.
Như vậy, trên cơ sở tự do hóa thương mại nhưng cũng đồng thời bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Đồng thời dựa trên những Hiệp định, Điều ước,... mà Việt Nam đã ký kết, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và đảm bảo các nguyên tắc trên.
Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại được thực hiện như sau:
Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
1. Tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nhận thấy hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp hoặc nhập khẩu quá mức gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào kiến nghị của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Cơ quan điều tra), Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều tra hoặc không điều tra. Trường hợp đặc biệt, việc ban hành quyết định có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Thời hạn điều tra được quy định như sau:
a) Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được kết thúc trong thời gian 12 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng;
b) Việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ được kết thúc trong thời gian 09 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 12 tháng.
4. Việc tham vấn trong quá trình điều tra được thực hiện như sau:
a) Trong quá trình điều tra, các bên liên quan trong vụ việc điều tra được quyền trình bày bằng văn bản với Cơ quan điều tra các thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra;
b) Cơ quan điều tra có trách nhiệm tạo cơ hội tham vấn cho các bên liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Trước khi công bố kết luận điều tra cuối cùng, Cơ quan điều tra có thể tổ chức tham vấn công khai nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan trình bày thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra.
5. Trách nhiệm thông báo được quy định như sau:
a) Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho Chính phủ của nước có tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu có liên quan và các bên liên quan khác về việc tiến hành điều tra;
b) Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo công khai kết luận điều tra sơ bộ, kết luận điều tra cuối cùng, chấp thuận cam kết cũng như việc chấm dứt điều tra tới các bên liên quan trong vụ việc điều tra;
c) Cơ quan điều tra thực hiện các nghĩa vụ thông báo khác theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, một số nội dung trong trình tự, thủ tục thực hiện điều tra vụ việc phòng vệ thương mại đã được quy định cụ thể tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?