Biện pháp khử khuẩn ở mức độ cao được áp dụng đối với dụng cụ nào? Dụng cụ tiếp xúc với da nguyên vẹn có thể áp dụng biện pháp khử khuẩn ở mức độ nào?
Biện pháp khử khuẩn ở mức độ cao được áp dụng đối với dụng cụ nào?
Tại tiểu mục 4.3.2 Mục IV Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012 có hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện biện pháp khử khuẩn mức độ cao như sau:
"4.3.2. Khử khuẩn mức độ cao
- Áp dụng trong trường hợp DC bán thiết yếu khi không thể áp dụng TK.
- Làm sạch với enzyme và lau khô trước khi ngâm hóa chất khử khuẩn
- Các dung dịch enzyme (hoặc chất tẩy rửa) sau mỗi lần sử dụng phải được đổ bỏ (theo khuyến cáo của nhà sản xuất), vì nguy cơ dung dịch đó đã bị nhiễm bẩn và có thể là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển sau đó lây nhiễm vào DC.
+ Chọn lựa hóa chất khử khuẩn tương hợp với DC theo khuyến cáo của nhà sản xuất
+ Dung dịch khử khuẩnmức độ cao thường được sử dụng là glutaraldehyde, glutaraldehyde với phenol hoặc phenate, orthophthalaldehyde, hydrogen peroxide và peracetic acide (nồng độ và thời gian xem phần phụ lục). DC sau khi xử lý phải được rửa sạch hóa chất và làm khô.
+ Thời gian tiếp xúc tối thiểu cho DC bán thiết yếu phải được tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tránh để lâu vì có thể gây hỏng DC.
+ Theo tổ chức FDA của Mỹ những dung dịch được sử dụng cho DC nội soi bao gồm: dung dịch glutaraldehyde 2% ở nhiệt độ 20oC phải khử khuẩn 20 phút mới bảo đảm hiệu quả; với orthophthaldehyde 0,55% ở 20oC là 5 phút, với hydrogen peroxide 7,35% cộng với 0,23% peracetic acide là 15 phút ở nhiệt độ 20oC. Để giảm thời gian tiếp xúc cần phải gia tăng nồng độ và nhiệt độ. Ví dụ như glutaraldehyde 2,5% ở nhiệt độ phòng 35oC khử khuẩn trong 5 phút.
+ Bảo đảm nồng độ và thời gian ngâm theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngâm ngập DC hoàn toàn vào hóa chất. Kiểm tra nồng độ hóa chất theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhất là những hóa chất dùng trong nhiều ngày.
+ Tráng DC bằng nước vô khuẩn sau khi ngâm khử khuẩn, không được dùng nước máy từ vòi thay cho nước vô khuẩn để tráng. Nếu không có nước vô khuẩn thì nên tráng lại bằng cồn 700.
+ Làm khô DC bằng gạc vô khuẩn hoặc hơi nóng vô khuẩn và bảo quản trong điều kiện vô khuẩn. Dụng cụ khử khuẩn mức độ cao chỉ nên sử dụng trong vòng 24 giờ. Nếu để quá 24 giờ phải khử khuẩn lại trước khi sử dụng."
Như vậy, việc áp dụng biện pháp khử khuẩn ở mức độ cao được áp dụng trong trường hợp dụng cụ bán thiết yếu khi không thể áp dụng tiệt khuẩn.
Biện pháp khử khuẩn (Hình từ Internet)
Dụng cụ tiếp xúc với da nguyên vẹn có thể áp dụng biện pháp khử khuẩn ở mức độ nào?
Tại tiểu mục 4.3.3 Mục IV Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012 có hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng biện pháp khử khuẩn mức độ trung bình và thấp như sau:
"4.3.3. Khử khuẩn mức độ trung bình và thấp
- Áp dụng cho những DC tiếp xúc với da nguyên vẹn
- Chọn lựa hóa chất khử khuẩn mức độ trung bình và thấp tương hợp với DC theo khuyến cáo của nhà sản xuất
- Lau khô trước khi ngâm hóa chất khử khuẩn
- Bảo đảm nồng độ và thời gian ngâm theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngâm ngập DC hoàn toàn vào hóa chất. Kiểm tra nồng độ hóa chất theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Tráng DC bằng nước sạch sau khi ngâm khử khuẩn
- Làm khô DC và bảo quản trong điều kiện sạch.
Vậy đối với các dụng cụ tiếp xúc với da nguyên vẹn sẽ áp dụng biện pháp khử khuẩn phù hợp ở mức độ trung bình và thấp.
Hoạt động kiểm soát chất lượng liên quan đến công tác khử khuẩn được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4.3.11 Mục IV Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012, việc kiểm soát chất lượng được hướng dẫn thực hiện như sau:
"4.3.11. Kiểm soát chất lượng
- NVYT làm việc tại khu vực khử khuẩn, TK phải được huấn luyện thường xuyên những kiến thức cơ bản về khử khuẩn, TK DC y tế.
- NVYT làm tại Đơn vị TK trung tâm, phòng mổ phải được huấn luyện chuyên ngành và có chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khử khuẩn, TK từ các cơ sở huấn luyện có tư cách pháp nhân.
- Toàn bộ hồ sơ lưu kết quả giám sát mỗi chu trình TK, bộ DC phải được lưu trữ lại tại đơn vị TKTT.
- Những người có trách nhiệm kiểm soát chất lượng khử khuẩn, TK của cơ cở KBCB phải được đào tạo chuyên ngành.
- Thường quy mời những cơ quan có chức năng thẩm định kiểm soát chất lượng lò hấp và các máy móc khử khuẩn, TK."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?