Biện pháp khắc phục hậu quả là gì? 10 biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính?
Biện pháp khắc phục hậu quả là gì?
Biện pháp khắc phục hậu quả là các hành động hoặc giải pháp được thực hiện nhằm giảm thiểu, sửa chữa, hoặc xử lý những tổn thất, thiệt hại hoặc vấn đề phát sinh từ một sự kiện, hành động hoặc tình huống nào đó.
Mục tiêu chính của biện pháp khắc phục là làm giảm thiểu các tác động xấu và tạo điều kiện để tiếp tục hoạt động bình thường một cách an toàn, hiệu quả.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
10 biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính?
10 biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, điểm a khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, gồm các biện pháp sau đây:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
- Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả là gì? 10 biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính? (hình từ internet)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp nào được xem là vi phạm pháp luật?
Căn cứ Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
4. Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
6. Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
7. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
8. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
8a. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.
9. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
10. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
...
Như vậy, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp nào được xem là vi phạm pháp luật:
(1) Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
(3) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
(4) Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?