Biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp nào và thời gian áp dụng là bao lâu?
Biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp cách ly y tế
...
2. Biện pháp cách ly tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế và người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch;
b) Người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm.
...
Theo đó, biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế và người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch;
- Người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm.
Biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế (Hình từ Internet)
Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền, hình thức quyết định và thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế
...
3. Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế:
a) Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế do người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định nhưng không quá 21 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực. Riêng đối với hình thức cách ly y tế tại cửa khẩu, thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế không quá 02 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực;
b) Trường hợp hết thời hạn áp dụng biện pháp cách ly y tế mà đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế chưa khỏi bệnh hoặc chưa được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì phải gia hạn thời gian cách ly.
Quyết định gia hạn thời gian cách ly y tế là 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
Theo đó, thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế không quá 21 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực.
Trường hợp hết thời hạn áp dụng biện pháp cách ly y tế mà đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế chưa khỏi bệnh hoặc chưa được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì phải gia hạn thời gian cách ly.
Quyết định gia hạn thời gian cách ly y tế là 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Bước 1: Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi phát hiện đối tượng thuộc quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, trưởng khoa, phòng nơi đối tượng đang khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lập danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế và báo cáo người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để xem xét, phê duyệt.
Bước 2: Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của trưởng khoa, phòng nơi đối tượng đang khám bệnh, chữa bệnh, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế.
Trường hợp đối tượng thuộc khoản 4 Điều 3, khoản 5 Điều 5 Nghị định này, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải phê duyệt lại danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế mà chỉ thực hiện thủ tục tiếp nhận người bệnh và chỉ đạo việc thực hiện cách ly y tế đối với đối tượng tại cơ sở của mình.
Bước 3: Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế được phê duyệt, trưởng khoa, phòng nơi đối tượng đang khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
- Thông báo việc áp dụng biện pháp cách ly y tế cho đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và thân nhân của họ;
- Chuyển đối tượng đến địa điểm thực hiện cách ly y tế và phân công nhân viên trực tiếp chăm sóc, điều trị cho đối tượng.
Bước 4: Trường hợp sau khi áp dụng biện pháp cách ly y tế mà xác định người bị áp dụng biện pháp cách ly không mắc bệnh truyền nhiễm, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thông báo hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với người đó.
Bước 5: Sau khi hết thời gian cách ly, nếu người bệnh chưa khỏi bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang điều trị quyết định việc gia hạn thời gian cách ly.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?