Biện pháp bảo đảm thay thế để thả tàu bay bị bắt giữ sẽ do các bên tự thỏa thuận hay sẽ do Tòa án nhân dân quyết định?
Biện pháp bảo đảm thay thế để thả tàu bay bị bắt giữ sẽ do các bên tự thỏa thuận hay sẽ do Tòa án nhân dân quyết định?
Căn cứ Điều 23 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về căn cứ thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay như sau:
Căn cứ thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Tàu bay đang bị bắt giữ sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay hoặc người khai thác tàu bay đã thực hiện các biện pháp bảo đảm thay thế hoặc thực hiện xong nghĩa vụ về tài sản là căn cứ phát sinh yêu cầu bắt giữ tàu bay;
b) Nghĩa vụ về tài sản của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay hoặc người khai thác tàu bay đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay hoặc có thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín. Bộ Tài chính thông báo danh sách các tổ chức bảo hiểm có uy tín;
c) Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu bay;
d) Quyết định bắt giữ tàu bay đã bị hủy theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và điểm b khoản 2 Điều 22 của Pháp lệnh này;
đ) Thời hạn bắt giữ tàu bay theo quyết định của Tòa án đã hết.
2. Biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thoả thuận. Trong trường hợp không có sự thoả thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, nhưng không được vượt quá giá trị tàu bay bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu bay trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu bay.
Theo quy định thì khi bị bắt giữ tàu bay thì chủ sở hữu (người yêu cầu) và người khai thác tàu bay có thể thỏa thuận biện pháp bảo đảm thay thế để được thả tàu bay.
Biện pháp bảo đảm thay thế sẽ do các bên thoả thuận.Trong trường hợp không có sự thoả thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế.
Tuy nhiên, giá trị của biện pháp thay thế không được vượt quá giá trị tàu bay bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu bay trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu bay.
Biện pháp bảo đảm thay thế để thả tàu bay bị bắt giữ sẽ do các bên tự thỏa thuận hay sẽ do Tòa án nhân dân quyết định? (Hình từ Internet)
Đơn yêu cầu thả tàu bay bị bắt giữ phải có những nội dung chủ yếu nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 24 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về nội dung chủ yếu của đơn yêu cầu thả tàu bay như sau:
Yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh này, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay, người đã yêu cầu bắt giữ tàu bay và những người có quyền và lợi ích đối với tàu bay có quyền yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ.
2. Đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu bay;
c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ;
d) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác nếu có của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ; cảng hàng không, sân bay nơi thực hiện bắt giữ;
đ) Số, ngày, tháng, năm của quyết định bắt giữ tàu bay;
e) Lý do yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ.
Khi đã thỏa thuận được biện pháp bảo đảm thay thế với người khai thác tàu bay, chủ sở hữu có thể làm đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ.
Chủ sở hữu khi làm đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ phải đảm bảo đơn có các nội dung sau đây:
(1) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
(2) Tên Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu bay;
(3) Tên, địa chỉ của người yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ;
(4) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác nếu có của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ; cảng hàng không, sân bay nơi thực hiện bắt giữ;
(5) Số, ngày, tháng, năm của quyết định bắt giữ tàu bay;
(6) Lý do yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ.
Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 25 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 thì thủ tục giải quyết đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ được thực hiện như sau:
(1) Người yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ phải gửi đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án đã ra quyết định bắt giữ tàu bay.
(2) Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu thả tàu bay, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết việc thả tàu bay.
(3) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu thả tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy có căn cứ thì Thẩm phán được phân công giải quyết việc thả tàu bay phải ra quyết định thả tàu bay; trường hợp trả lại đơn thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thả tàu bay biết và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?