Biên độ dao động giá chứng khoán là gì? Khi nào Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá?
Biên độ dao động giá chứng khoán là gì?
Biên độ dao động giá chứng khoán được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Biên độ dao động giá là giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.
2. Ngắt mạch thị trường (Circuit breaker) là cơ chế tạm dừng giao dịch tự động trong phiên giao dịch khi giá chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán biến động chạm các ngưỡng xác định trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
3. Giá tham chiếu là mức giá do Sở giao dịch chứng khoán xác định và được dùng làm cơ sở để xác định giá cao nhất (giá trần), giá thấp nhất (giá sàn) trong ngày giao dịch.
...
Theo đó, biên độ dao động giá chứng khoán được hiểu là giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.
Biên độ dao động giá chứng khoán là gì? (Hình từ Internet)
Quy chế giao dịch chứng khoán có bao gồm biên độ dao động giá không?
Quy chế giao dịch chứng khoán được quy định tại Điều 3 Thông tư 120/2020/TT-BTC như sau:
Tổ chức giao dịch chứng khoán
1. Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận theo nguyên tắc sau:
a) Phương thức khớp lệnh tập trung trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải bảo đảm nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian;
b) Phương thức giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận, thống nhất các nội dung giao dịch.
2. Chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán không bao gồm các trường hợp chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức các phiên giao dịch mua bắt buộc (buy in) thông qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
3. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế giao dịch chứng khoán bao gồm các nội dung cơ bản sau: phương thức giao dịch; thời gian giao dịch; cách xác định giá tham chiếu; biên độ dao động giá chứng khoán; cơ chế ngắt mạch thị trường (nếu có); các loại lệnh giao dịch; việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch; việc xác lập giao dịch và loại bỏ giao dịch chứng khoán; việc tạm ngừng giao dịch, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ giao dịch của một mã chứng khoán; việc công bố thông tin về kết quả giao dịch và các nội dung khác có liên quan.
Theo quy định, quy chế giao dịch chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành.
Các nội dung cơ bản của quy chế giao dịch chứng khoán bao gồm:
- Phương thức giao dịch;
- Thời gian giao dịch;
- Cách xác định giá tham chiếu;
- Biên độ dao động giá chứng khoán;
- Cơ chế ngắt mạch thị trường (nếu có);
- Các loại lệnh giao dịch;
- Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch;
- Việc xác lập giao dịch và loại bỏ giao dịch chứng khoán;
- Việc tạm ngừng giao dịch, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ giao dịch của một mã chứng khoán;
- Việc công bố thông tin về kết quả giao dịch và các nội dung khác có liên quan.
Như vậy, quy chế giao dịch chứng khoán bao gồm biên độ dao động giá chứng khoán.
Khi nào Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá?
Việc điều chỉnh biên độ dao động giá được quy định tại Điều 4 Thông tư 120/2020/TT-BTC như sau:
Biên độ dao động giá
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết định biên độ dao động giá sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá và công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Đồng thời, căn cứ Điều 5 Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định:
Ngắt mạch thị trường
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết định cơ chế ngắt mạch thị trường sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Căn cứ điều kiện thực tiễn của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường hoặc cơ chế ngắt mạch thị trường kết hợp với biên độ dao động giá.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá và công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường.
Lưu ý: Căn cứ điều kiện thực tiễn của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường hoặc cơ chế ngắt mạch thị trường kết hợp với biên độ dao động giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?