Biên chế giáo viên là gì? Mẫu báo cáo nhu cầu kinh phí tăng thêm chi trả chế độ cho số biên chế giáo viên tăng thêm theo Thông tư 62?
Biên chế giáo viên là gì?
Khái niệm "Viên chức" được quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 cụ thể như sau:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Biên chế là danh sách các chức danh công chức, viên chức, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước theo quy định của pháp luật. Biên chế được sử dụng để làm căn cứ tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước
Như vậy, theo quy định trên, có thể hiểu "Biên chế giáo viên" là chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết giữa giáo viên là viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập.
Đặc biệt, theo quy định hiện nay, không phải giáo viên là viên chức nào cũng được "Biên chế giáo viên" (được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn). Đồng nghĩa, không phải giáo viên nào cũng được hưởng “biên chế suốt đời”.
Lưu ý:
Vai trò của giáo viên được quy định tại Điều 66 Luật Giáo dục 2019 cụ thể như sau:
- Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Giáo dục 2019.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
- Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Mẫu báo cáo nhu cầu kinh phí tăng thêm chi trả chế độ cho số biên chế giáo viên tăng thêm theo Thông tư 62?
Mẫu báo cáo nhu cầu kinh phí tăng thêm chi trả chế độ cho số biên chế giáo viên tăng thêm năm học 2023 - 2024 là Biểu số 2d ban hành kèm theo Thông tư 62/2024/TT-BTC.
Tải về Mẫu báo cáo nhu cầu kinh phí tăng thêm chi trả chế độ cho số biên chế giáo viên tăng thêm
Mẫu báo cáo nhu cầu kinh phí tăng thêm chi trả chế độ cho số biên chế giáo viên tăng thêm theo Thông tư 62? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn tính mức lương theo mức lương cơ sở mới đối với giáo viên?
Công thức tính mức lương theo mức lương cơ sở mới đối giáo viên kể từ ngày 01/7/2024 theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV được xác định như sau:
Mức lương | = | Mức lương cơ sở | x | Hệ số lương hiện hưởng |
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Hệ số lương hiện hưởng đối với viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tại các cấp tương ứng được quy định cụ thể như sau:
(1) Giáo viên mần non:
Theo Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, hệ số lương của viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mần non được quy định cụ thể như sau:
- Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
- Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
(2) Giáo viên tiểu học:
Theo Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, hệ số lương của viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được quy định cụ thể như sau:
- Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
(3) Giáo viên cấp trung học cơ sở:
Theo Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, hệ số lương của viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên cấp trung học cơ sở được quy định cụ thể như sau:
- Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
(4) Giáo viên cấp trung học phổ thông:
Theo Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, hệ số lương của viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên cấp trung học phổ thông được quy định cụ thể như sau:
- Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?