Biên bản phiên họp giải quyết đơn đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản cần chữ ký của những ai?
- Phiên họp giải quyết đơn đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản được phải được tổ chức trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Quyết định cuối cùng của phiên họp giải quyết đơn đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo cơ chế nào?
- Biên bản phiên họp giải quyết đơn đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản cần chữ ký của những ai?
Phiên họp giải quyết đơn đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản được phải được tổ chức trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 112 Luật Phá sản 2014 quy định về thời hạn mở phiên họp giải quyết đề nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như sau:
Giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp và ra một trong các quyết định sau:
a) Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
b) Sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
c) Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại.
...
Theo đó, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp giải quyết đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Quyết định cuối cùng của phiên họp giải quyết đơn đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo cơ chế nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
1. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản phải tổ chức phiên họp để thảo luận và quyết định theo đa số khi ra một trong các quyết định quy định tại Điều 112 của Luật phá sản như sau:
a) Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
b) Sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
c) Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại.
2. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Tổ Thẩm phán được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.
Theo quy định trên thì quyết định cuối cùng trong phiên họp giải quyết đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo ý kiến đa số của các thành viên Tổ Thẩm phán.
Biên bản phiên họp giải quyết đơn đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản cần chữ ký của những ai?
Biên bản phiên họp giải quyết đơn đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản cần chữ ký của những ai? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 18 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về biên bản phiên họp giải quyết đề nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như sau:
Trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
1. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật phá sản. Phiên họp của Tổ thẩm phán phải có đủ các thành viên Tổ thẩm phán, trường hợp có thành viên Tổ thẩm phán vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
2. Tổ trưởng Tổ thẩm phán khai mạc và chủ trì phiên họp. Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.
3. Một thành viên của Tổ Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung vụ việc phá sản, quá trình giải quyết vụ việc phá sản và đề nghị của người đề nghị xem xét lại (nếu có). Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về quyết định kháng nghị trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân có kháng nghị.
4. Trường hợp có người tham gia thủ tục phá sản được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp thì họ được trình bày ý kiến của mình về đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, quyết định kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
5. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
6. Tổ Thẩm phán thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín về việc giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Khi thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Tổ thẩm phán. Biên bản phiên họp của Tổ Thẩm phán phải được các thành viên của Tổ Thẩm phán, Thư ký Tòa án ghi biên bản ký, ghi rõ họ tên. Thành viên Tổ thẩm phán có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng hoặc ghi trong biên bản phiên họp.
Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp mà không thể ra quyết định ngay thì Tổ Thẩm phán có thể quyết định kéo dài thời gian thảo luận và biểu quyết nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày mở phiên họp.
7. Quyết định của Tổ Thẩm phán phải được đa số thành viên của Tổ Thẩm phán biểu quyết tán thành. Quyết định này được lập thành văn bản và được Tổ trưởng Tổ Thẩm phán ký thay mặt Tổ Thẩm phán và đóng dấu Tòa án.
Như vậy, biên bản phiên họp giải quyết đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản của Tổ Thẩm phán phải được các thành viên của Tổ Thẩm phán, Thư ký Tòa án ghi biên bản ký, ghi rõ họ tên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?