Biên bản lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải có xác nhận của ai?
- Phương án chi tiết trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất gồm những nội dung nào?
- Biên bản lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải có xác nhận của ai?
- Trường hợp người có đất thu hồi không phối hợp phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt thì thực hiện thế nào?
Phương án chi tiết trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất gồm những nội dung nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP thì phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất gồm các nội dung sau:
(1) Họ và tên, số định danh cá nhân, địa chỉ (nơi thường trú và nơi ở hiện nay), số điện thoại của người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản (nếu có);
(2) Vị trí, diện tích, loại đất, nguồn gốc đất thu hồi;
(3) Loại tài sản, số lượng, khối lượng tài sản; chất lượng còn lại của nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại;
(4) Giá đất và tài sản tính bồi thường;
(5) Các khoản hỗ trợ:
- Hỗ trợ ổn định đời sống (số nhân khẩu được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ);
- Hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh;
- Hỗ trợ di dời vật nuôi;
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (diện tích đất hỗ trợ, giá đất hỗ trợ);
- Hỗ trợ tái định cư;
- Hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời;
- Các khoản hỗ trợ khác (nếu có);
(6) Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ:
- Tiền bồi thường về đất;
- Tiền bồi thường tài sản;
- Tiền bồi thường chi phí di chuyển tài sản;
- Tiền bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;
- Tiền hỗ trợ;
(7) Vị trí, diện tích, tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư cho người được bố trí tái định cư hoặc giao đất khác cho hộ gia đình, cá nhân (nếu có);
(8) Vị trí, diện tích đất khi giao đất, cho thuê đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi cho tổ chức; cho thuê đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi cho hộ gia đình, cá nhân (nếu có);
(9) Vị trí, diện tích, tiền sử dụng đất khi bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân (nếu có);
(10) Số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai (nếu có);
(11) Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ được nhận sau khi đã trừ đi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp vào số tiền được bồi thường về đất (nếu có);
(12) Số tiền được ghi nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất tái định cư (nếu có).
Biên bản lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải có xác nhận của ai? (Hình từ Internet)
Biên bản lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải có xác nhận của ai?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 87 Luật Đất đai 2024 như sau:
Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
...
3. Việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
a) Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi trong thời hạn 30 ngày. Ngay sau khi hết thời hạn niêm yết công khai, tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi. Trường hợp người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản không tham gia họp trực tiếp có lý do chính đáng thì gửi ý kiến bằng văn bản.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý; có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến, đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại trong trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;
...
Theo đó, biên bản lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Lưu ý: Biên bản lấy ý kiến phải ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý.
Trường hợp người có đất thu hồi không phối hợp phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt thì thực hiện thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 87 Luật Đất đai 2024 quy định, trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà người có đất thu hồi không đồng ý hoặc không phối hợp thì thực hiện như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vận động, thuyết phục để tạo sự đồng thuận trong thực hiện;
- Việc tổ chức vận động, thuyết phục được tiến hành trong thời gian 10 ngày và phải được thể hiện bằng văn bản. Quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi vẫn không đồng ý hoặc không phối hợp thực hiện thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?