Biên bản họp đảng ủy xã có cần chữ ký của chủ tọa, bí thư hay không? Thẩm quyền ban hành văn bản của ban thường vụ đảng ủy xã và các chi bộ trực thuộc thế nào?
Biên bản họp đảng ủy xã có cần chữ ký của chủ tọa, bí thư hay không?
Tại khoản 25 Điều 4 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định như sau:
Thể loại văn bản
Thể loại văn bản là tên gọi của từng loại văn bản, phù hợp với tính chất, nội dung và mục đích ban hành của văn bản.
Các thể loại văn bản của Đảng gồm:
...
25- Biên bản
Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đảng và các hội nghị của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
Tải về mẫu biên bản cuộc họp mới nhất năm 2023: Tại Đây
Theo đó tại Điều 15 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 thì:
Các thành phần thể thức bắt buộc
Mỗi văn bản chính thức của Đảng bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây:
1- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”.
2- Tên cơ quan ban hành văn bản.
3- Số và ký hiệu văn bản.
4- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.
5- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản.
6- Phần nội dung văn bản.
7- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
8- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
9- Nơi nhận văn bản.
Như vậy, một biên bản họp đảng ủy xã bắt buộc phải có các nội dung nêu trên. Nếu không có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền là đã không phù hợp.
Bên cạnh đó tại Điều 16 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định ngoài các thành phần trên thì đối với từng văn bản cụ thể thì người ký văn bản còn có thể quyết định tùy theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây:
- Dấu chỉ mức độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật).
- Dấu chỉ mức độ khẩn (khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc hẹn giờ).
- Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị.
Biên bản họp đảng ủy xã có cần chữ ký của chủ tọa, bí thư hay không? Thẩm quyền ban hành văn bản của ban thường vụ đảng ủy xã và các chi bộ trực thuộc thế nào? (Hình từ Internet)
Bản gốc, bản chính, bản sao của biên bản họp đảng ủy xã được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 17 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định về bản chính, bản gốc và bản sao của các văn bản của đảng có bao gồm cả biên bản họp đảng ủy xã được quy định như sau:
- Bản gốc: Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
- Bản chính: Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và được cơ quan, tổ chức ban hành.
- Bản sao là bản sao lại nguyên văn hoặc trích sao một phần nội dung từ bản chính. Văn bản sao dưới mọi hình thức đều phải bảo đảm đủ các thành phần thể thức bản sao sau đây:
- Tên cơ quan sao văn bản.
- Số và ký hiệu bản sao.
- Địa danh và ngày, tháng, năm sao văn bản.
Chức vụ, chữ ký, họ tên người ký sao và dấu cơ quan sao.
- Nơi nhận bản sao.
Bên cạnh đó tại Điều 3 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định về cách thức sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản của Đảng như sau:
Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản
1- Văn bản của Đảng chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ bởi chính cơ quan đã ban hành văn bản, hoặc cơ quan đảng cấp trên có thẩm quyền.
2- Khi ban hành văn bản mới, phải ghi rõ nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản, nội dung của văn bản đã ban hành trái hoặc không còn phù hợp.
3- Một văn bản của Đảng có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ nội dung trong một số văn bản khác do cùng một cơ quan đảng ban hành.
Ban chấp hành đảng ủy xã và các chi bộ trực thuộc có thể ban hành các văn bản nào?
Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 quy định về thẩm quyền ban hành văn bản của ban chấp hành đảng ủy xã và các chi bộ trực thuộc như sau:
* Đối với ban chấp hành đảng ủy xã có thẩm quyền ban hành các văn bản:
- Nghị quyết.
- Quyết định.
- Kết luận.
- Quy định.
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Kế hoạch.
- Quy hoạch.
- Chương trình.
- Đề án.
- Phương án.
- Dự án.
- Tờ trình.
- Công văn
- Biên bản.
* Đối với chi bộ xãvà chi bộ, đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy xã ban hành:
- Đại hội
+ Nghị quyết
+ Chương trình
+ Công văn.
+ Biên bản.
- Chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận
+ Nghị quyết.
+ Quyết định
+ Báo cáo.
+ Kế hoạch.
+ Quy hoạch.
+ Chương trình.
+ Đề án.
+ Phương án.
+ Dự án.
+ Tờ trình
+ Công văn.
+ Biên bản.
- Đảng ủy bộ phận
+ Nghị quyết.
+ Quyết định.
+ Quy chế.
+ Báo cáo.
+ Kế hoạch.
+ Quy hoạch.
+ Chương trình.
+ Đề án.
+ Phương án.
+ Dự án.
+ Tờ trình.
+ Công văn.
+ Biên bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?