Bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản nhưng trang trại vẫn tiếp tục hoạt động có được không?
- Thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản với lý do không đảm bảo về chất thải sinh hoạt có đúng không?
- Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản nhưng trang trại tiếp tục hoạt động có được không?
Thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản với lý do không đảm bảo về chất thải sinh hoạt có đúng không?
Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Giấy chứng nhận bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận hoặc cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 38 Luật thủy sản hoặc có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận.
Trong đó, điều kiện của cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản 2017 và Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
- Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản (nuôi cá tra bằng lồng bè) phải tuân thủ quy định về sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi, cụ thể như sau:
+ Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):
++ Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
++ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
+ Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.
- Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
- Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
- Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
Do đó, trang trại bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản với lý do nước thải, chất thải sinh hoạt làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Thu hồi giấy chứng nhận nuôi trồng thủy sản
Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản
Theo khoản 5 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định:
- Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thì có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận;
Trong đó, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản do Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp (khoản 1 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP).
- Khi phát hiện cơ sở vi phạm, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ cơ sở điều kiện nuôi trồng thủy sản và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
Bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản nhưng trang trại tiếp tục hoạt động có được không?
Điều 17 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt về vi phạm điều kiện nuôi trồng thủy sản như sau:
"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này."
Theo đó, đã bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản nhưng trang trại vẫn tiếp tục hoạt động thì sẽ bị xử phạt 10 đến 15 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt tiền này đối với cá nhân, đối với tổ chức sẽ nhân đôi là từ 20 - 30 triệu đồng (khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao dịch mua bán nhà ở là gì? Khi giao dịch mua bán nhà ở các bên có phải lập thành hợp đồng không?
- Bài tham luận về công tác lãnh đạo chỉ đạo của chi bộ năm 2024? Tham luận Chi bộ lãnh đạo công tác đoàn thể thế nào?
- Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm những gì? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng?
- Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nhà ở trả chậm là gì? Các bên thỏa thuận mua bán nhà ở trả chậm có phải ghi trong hợp đồng mua bán nhà ở không?