Bị tạm giữ có bị giữ thẻ căn cước hay không? Có trả lại thẻ căn cước cho người bị tạm giữ khi hết thời gian tạm giữ không?
Bị tạm giữ có bị giữ thẻ căn cước hay không?
Bị tạm giữ có bị giữ thẻ căn cước hay không, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định:
Thu hồi, giữ thẻ căn cước
1. Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Thẻ căn cước cấp sai quy định;
c) Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
2. Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
3. Trong thời gian bị giữ thẻ căn cước, cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản 2 Điều này sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp.
...
Như vậy, người bị tạm giữ sẽ bị giữ thẻ căn cước theo quy định.
Theo đó, cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép người bị giữ thẻ căn cước sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp.
Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ sẽ là người giữ thẻ căn cước của người bị tạm giữ.
Bị tạm giữ có bị giữ thẻ căn cước hay không? Có trả lại thẻ căn cước cho người bị tạm giữ khi hết thời gian tạm giữ không? (Hình từ Internet)
Có trả lại thẻ căn cước cho người bị tạm giữ khi hết thời gian tạm giữ không?
Có trả lại thẻ căn cước cho người bị tạm giữ khi hết thời gian tạm giữ không, căn cứ theo khoản 4 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định:
Thu hồi, giữ thẻ căn cước
...
4. Người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản 2 Điều này được trả lại thẻ căn cước khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam hoặc có quyết định hủy bỏ việc tạm giữ, tạm giam; chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ căn cước được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì có trách nhiệm thu hồi để hủy thẻ căn cước của công dân và thông báo cho cơ quan quản lý căn cước;
c) Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện giữ thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; quy định trình tự, thủ tục thu hồi, giữ, trả lại thẻ căn cước.
Theo đó, người bị giữ thẻ căn cước vì bị tạm giữ sẽ được trả lại thẻ căn cước khi hết thời hạn tạm giữ.
Thủ tục trả lại thẻ căn cước cho người bị tạm giữ như thế nào?
Thủ tục trả lại thẻ căn cước cho người bị tạm giữ như thế nào, căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 23 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định:
Giữ thẻ căn cước và trình tự, thủ tục giữ, trả lại thẻ căn cước
1. Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù phải xuất trình và giao nộp thẻ căn cước cho cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để quản lý; trừ trường hợp người đó không có thẻ căn cước.
2. Người được giao nhiệm vụ quản lý thẻ căn cước bị giữ có trách nhiệm bảo quản thẻ căn cước trong thời gian giữ thẻ.
3. Trình tự, thủ tục giữ, trả lại thẻ căn cước
a) Cơ quan có thẩm quyền giữ thẻ căn cước khi giữ, trả lại thẻ căn cước phải lập sổ sách theo dõi về việc giữ, trả lại thẻ căn cước và có chữ ký xác nhận của người giữ và người bị giữ thẻ;
b) Cơ quan có thẩm quyền giữ thẻ căn cước có trách nhiệm thông báo việc giữ, trả lại thẻ căn cước cho cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để thực hiện việc khóa, mở khóa căn cước điện tử theo quy định.
Như vậy, cơ quan thi hành quyết định tạm giữ trả lại thẻ căn cước phải lập sổ sách trả lại thẻ căn cước và có chữ ký xác nhận của cơ quan thi hành quyết định tạm giữ và người bị giữ thẻ.
Đồng thời, cơ quan thi hành quyết định tạm giữ thẻ căn cước có trách nhiệm thông báo việc trả lại thẻ căn cước cho cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để thực hiện việc mở khóa căn cước điện tử theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa ở đâu?
- Môi giới thương mại có nằm trong các hoạt động trung gian thương mại của thương nhân hay không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mới nhất?
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?