Bị phạt bao nhiêu tiền khi không công khai hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất trong xử lý chất thải?
- Nhà sản xuất, nhập khẩu không công khai hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì trong xử lý chất thải sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không công khai hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì trong xử lý chất thải?
- Thời hiệu đối với mức xử phạt dành cho hành vi vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu?
Nhà sản xuất, nhập khẩu không công khai hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì trong xử lý chất thải sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
(1) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không công khai hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định.
(2) Hành vi vi phạm quy định kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải, bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đầy đủ, không đúng nội dung, chỉ tiêu, số liệu bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải nhưng không làm giảm số tiền phải nộp;
- Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến dưới 350.000.000 đồng đối với hành vi gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định dưới 31 ngày;
- Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng đối với hành vi gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến dưới 91 ngày;
- Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng đối với hành vi kê khai thông tin không đúng làm giảm dưới 30% so với số tiền phải nộp;
- Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng đối với hành vi kê khai thông tin không đúng làm giảm từ 30% đến dưới 50% so với số tiền phải nộp;
- Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng đối với hành vi kê khai thông tin không đúng làm giảm từ 50% đến dưới 70% so với số tiền phải nộp;
- Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi kê khai thông tin không đúng làm giảm từ 70% trở lên so với số tiền phải nộp;
- Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi không gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải hoặc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải nhưng quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
(3) Hành vi nộp tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định, bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định dưới 31 ngày hoặc không nộp đủ số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định dưới 31 ngày;
- Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến dưới 900.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến dưới 91 ngày hoặc không nộp đủ số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến dưới 91 ngày.
(4) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi không nộp tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải hoặc chậm nộp tiền hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn 91 ngày trở lên hoặc không nộp đủ số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn 91 ngày trở lên.
Bị phạt bao nhiêu tiền khi không công khai hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất?
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không công khai hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì trong xử lý chất thải?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu cụ thể như sau:
- Buộc công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
- Buộc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo quy định đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
- Buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối với các trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều này.
Thời hiệu đối với mức xử phạt dành cho hành vi vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu?
Tại Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
(1) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
(2) Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
- Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
- Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
- Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
- Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
- Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).
Như vậy, khi không công khai hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất trong xử lý chất thải sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng đối với tổ chức và áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả là buộc công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?