Bị ngân hàng làm lộ thông tin gây hậu quả nghiêm trọng thì gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nào? Cần chuẩn bị giấy tờ gì để khởi kiện?
Ai có trách nhiệm phải giữ bí mật thông tin khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng?
Căn cứ Điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về bảo mật thông tin trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng như sau:
Bảo mật thông tin
1. Nhân viên, người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
Vậy, bảo mật thông tin của khách hàng là trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng, các cơ quan, tổ chức này không được tự ý tiết lộ thông tin khách hàng ra bên ngoài hay thực hiện bất kì hành vi bất chính nào như việc trục lợi, sử dụng trái phép, mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin đó.
Bị ngân hàng làm lộ thông tin gây hậu quả nghiêm trọng thì gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nào? Cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Tổ chức tín dụng phải tuân thủ các nguyên tắc nào để tránh làm lộ thông tin khách hàng ?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 117/2018/NĐ-CP về nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng quy định các tổ chức tín dụng cần phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo đúng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017, và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó..
- Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đối với thông tin khách hàng, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, việc giao nhận thông tin khách hàng.
Bị ngân hàng làm lộ thông tin gây hậu quả nghiêm trọng thì khách hàng có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nào?
- Trong trường hợp này, theo luật định, khách hàng có thể khởi kiện ngân hàng nếu như thông tin của khách hàng tại ngân hàng bị công khai hoặc cung cấp cho bên thứ 3 mà không được cho phép.
- Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, đối với tranh chấp tài sản bảo đảm tín dụng, có hai trường hợp có thể xảy ra và được xác định như sau:
+ Tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh, và bên vay không sử dụng việc cấp tín dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
+ Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.
Vậy, trong cả hai trường hợp trên thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đều thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn có trụ sở, do bị đơn là cơ quan theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ đính kèm theo đơn. Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm như:
+ Hợp đồng tín dụng;
+ Hợp đồng thế chấp;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Tài liệu về các lần giải ngân của tổ chức tín dụng
+ Thông báo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng
+ Giấy ủy quyền (nếu có)…
+ Đồng thời để có giá trị pháp lý và là chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết thì các giấy tờ trên phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Nộp đơn (hồ sơ khởi kiện): theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì nộp hồ sơ tại TAND có thẩm quyền bằng các phương thức sau:
+ Trực tiếp tại Tòa án
+ Gửi qua bưu điện
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?